Video

Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây

Ngày 4/10, nhóm PV đã theo chân những chiếc xe chở cá chết ở Hồ Tây đến tận bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) để ghi nhận quy trình tiêu hủy.

Ngày 4/10, nhóm PV đã theo chân những chiếc xe chở cá chết ở Hồ Tây đến tận bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) để ghi nhận quy trình tiêu hủy.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 1
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 2
Toàn bộ số cá chết sau khi được vớt lên sẽ được đổ vào thùng rác hoặc đóng vào các bao tải.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 3
Công ty TNHH Vệ sinh môi trường sẽ dùng các xe chuyên dụng để vận chuyển lên khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) để xử lý theo đúng quy trình, không để xảy ra dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 4
Nhân viên y tế dự phòng phun các dung dịch, thuốc khử khuẩn Cloramin B lên xác cá và các khu vực xung quanh Hồ Tây nhằm tránh ô nhiễm, dịch bệnh lây lan.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 5
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tính đến chiều ngày 3/10, đã cơ bản vớt xong số cá chết này và tính sơ bộ có 200 tấn cá chết được vớt để chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn theo đúng quy định.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 6
Trao đổi với PV, ông Đỗ Hùng Vương, Phó Ban quản lý Hồ Tây (Hà Nội) cho biết: “Toàn bộ số cá  chết được chuyển lên các xe ô tô chuyên dụng và đưa về bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội để xử lý.”
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 7
Trước nhiều ý kiến lo ngại việc tuồn cá chết ra ngoài để tiêu thụ, ông Vương cho biết: “Trước khi đưa cá chết đi chôn lấp, chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ thông tin lái xe, biển số xe đăng ký, số cá ở trên xe. Khi tới bãi xử lý Nam Sơn, nhân viên sẽ ra kiểm tra lại một nữa xem có đúng là số xe đăng ký không, trên xe có phải là cá không. Còn lúc xử lý, nhân viên sẽ ghi hình, quay phim lại việc chôn lấp, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đảm bảo môi trường”.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 8
Tại bãi rác Nam Sơn, khu vực tập kết và chôn lấp cá chết ở Hồ Tây được tập kết riêng và đào sẵn hố chôn từ đêm 2/10 với diện tích hơn 100m2 và sâu 2,5m. Hố chôn này còn được cơ quan chức năng lót giấy bạc và quây rào.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 9
Công nhân vệ sinh môi trường rải một lớp vôi bột xuống đáy hố chôn theo đúng quy trình kỹ thuật. Các lớp bao tải được chèn lớp đất lên trên và phun chất khử mùi, thuốc sát trùng để tránh dịch bệnh.
 
Cận cảnh tiêu hủy 200 tấn cá chết ở Hồ Tây - 10
Sau khi chôn các bao tải cá cùng vôi bột, các lớp bao tải sẽ được chèn lớp đất lên trên và phun chất khử mùi, thuốc sát trùng để tránh dịch bệnh. Trong vòng 1- 3 tuần đầu sau khi chôn lấp, công nhân sẽ thường xuyên kiểm tra hố chôn để phát hiện sớm hiện tượng lún sụt, bốc mùi để xử lý kịp thời.

Theo Việt Linh - Hồng Phú (Dân Việt)