Video

Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết

Những ngày tháng cuối năm, nhu cầu về chanh, quất để làm mứt, ô mai của các cơ sở sản xuất mặt hàng này tăng cao.

Những ngày tháng cuối năm, nhu cầu về chanh, quất để làm mứt, ô mai của các cơ sở sản xuất mặt hàng này tăng cao.
Để cung ứng cho các cơ sở, người dân đã dùng cả đống chanh, quất dập nát, ủng vàng, chảy nước đổ xuống hố ngâm cả chục ngày đến khi vỏ thâm xì, chảy nước, bốc mùi, rồi bốc lên phơi trên những tấm bạt cũ kĩ ngay nơi chăn thả gia cầm, gia súc rồi đem bán cho các cơ sở chế biến, sản xuất để làm mứt, ô mai.
 
Để làm mứt, ô mai một số người dân thuộc địa bàn phường Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) đào hố sâu khoảng 3-5m, rộng 2-3m, dựng vài cái cột gỗ để lợp vài tấm phibro xi măng che nắng, đậy mưa năm này qua năm khác.
 
Quất, sấu sau khi được thu mua về được đổ xuống, rải vôi bột rồi phủ lên lớp nilông cáu bẩn để ủ, sau chục ngày bốc mùi được vớt lên phơi đem bán cho các cơ sở làm ô mai, mứt.
 
Khoảng đất trống của nhà văn hóa tổ 7 được coi là nơi “tập kết” của số chanh, quất, sấu này. Nơi đây được người dân tận dụng để phơi sau khi được ngâm.
 
Số chanh, quất này phơi chung với nơi chăn, thả gia súc, gia cầm của địa phương.
 
Bãi phơi này ngập ngụa chanh, quất hoặc sấu, bốc mùi chua loét, hôi hám
 
Những loại quả này sau khi phơi được vài ngày sẽ được chuyển đến các cơ sở sản xuất, chế biến mứt, ô mai rồi tiêu thụ ra thị trường đến tay người tiêu dùng.
 
Nhiều loại quả lên men, có màu ám mốc
 

Ông Nguyễn Quang Thoan, Chủ tịch UBND phường Đồng Mai, cho biết: Việc ngâm, ủ chanh, quất, sấu trên địa bàn phường Đồng Mai chỉ có duy nhất hộ của ông N. Trước đó, năm 2013, 2014 trên địa bàn của phường nhiều hộ người dân có ngâm, ủ nhưng đã được phường xử lý. Hiện tại phường không nắm rõ được tình hình buôn, bán. 

 
Theo Thành An (Lao Động)