Video

Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần

Rạp Thanh Vân là kho cất bộ nhạc cụ trị giá 47 tỷ đồng được đầu tư từ 10 năm trước. Không gian chật hẹp, vận chuyển khó khăn là nỗi lo của lãnh đạo HBSO khi chưa có nhà hát mới.

Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần
Rạp Thanh Vân (đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3), khán phòng có diện tích khoảng 100 m2 mới được cải tạo thời gian qua.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 1
Rạp Thanh Vân (đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3), khán phòng có diện tích khoảng 100 m2 mới được cải tạo thời gian qua.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 2
Tại kỳ họp bất thường (kỳ họp thứ X) của HĐND TP.HCM khóa IX, NSƯT Trần Vương Thạch, Giám đốc HBSO, cho biết giao hưởng và hợp xướng phải tập ở rạp Thanh Vân sau khi rạp được cải tạo. Mỗi lần có đoàn nước ngoài đến diễn hay dựng những vở lớn cần tập trung giao hưởng, nhạc kịch và vũ kịch thì hàng trăm con người lại chen chúc tập tành ở nơi chật chội này.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 3
Khu vực giữa rạp là nơi các nghệ sĩ tập luyện, xung quanh bờ tường đặt các loại nhạc cụ. Tùy theo buổi biểu diễn, tiết mục bài hát, các nhạc công sử dụng những nhạc cụ khác nhau ngay tại chỗ.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 4
Sau khi tập luyện, các nhạc công cẩn thận dùng khăn đệm lót dây, cho vào túi chuyên dụng. Cũng tại kỳ họp, đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung cho biết thêm do chưa có trụ sở chính nên số nhạc cụ tiền tỷ này cũng long đong như số phận của các nghệ sĩ lẫn nhà hát. Có lẽ không nơi nào các nhạc cụ cồng kềnh, đắt tiền, cần không gian bảo quản đúng chuẩn nhưng lại cứ chở đi chở về trên xe tải sau mỗi đêm diễn như ở HBSO TP.HCM.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 5
Ngoài một số nhạc cụ do cá nhân tự sắm mang tới, một số nhạc cụ nhỏ các nhạc công có thể đăng ký mang về nhà để tiện tập luyện.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 6
Kho có hàng trăm loại nhạc cụ lớn nhỏ khác nhau vừa được bọc kín vừa để hở chiếm một phần khá lớn diện tích, khiến rạp trở nên chật chội.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 7
Hơn chục chiếc đàn contrabass và cello được bọc trong túi chuyên dụng, đặt ngay ngắn cùng với các nhạc cụ khác.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 8
Chiếc piano thương hiệu Bosendorfer nổi tiếng xuất xứ từ Austria có giá trị lớn nhất trong bộ nhạc cụ nhưng chưa được biểu diễn lần nào.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 9
Chiếc đàn duy nhất ở Việt Nam này, sau khi mua được chuyển về rạp Thanh Vân đã 9 năm, chưa được biểu diễn nổi một tiết mục.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 10

Piano thương hiệu Steinway & Sons có xuất xứ từ Mỹ. Loại đàn piano danh tiếng, đỉnh cao trên thế giới này đã nhận được vô vàn giải thưởng của New York, Paris hay nhiều viện âm nhạc nhờ chất lượng vượt trội.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 11
Chiếc đàn hạc được nhập từ Mỹ dựng bên khu vực các nhạc công tập luyện. Nhiều họa tiết của cây đàn được mạ vàng 24K.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 12
Đàn lavanxan, đây là loại đàn tiền thân của piano, luôn đóng vai trò trụ cột của dàn nhạc cổ điển. Ông Đoàn Trung Đông, phụ trách kho nhạc cụ cho biết mỗi lần di chuyển sang Nhà hát thành phố, tùy chương trình, phải cần 2-3 xe tải để chở đi và về. Nhiều loại lớn, đắt tiền nếu di chuyển nhiều sẽ nhanh bị hư hỏng.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 13
Các nhạc cụ được bọc kín đáo nên còn khá mới. Ngoài phần lớn nhạc cụ được bảo quản tại rạp Thanh Vân, một ít được đặt tại Trung tâm Ca nhạc nhẹ trên đường Cao Thắng, quận 3.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 14
Bộ trống được đặt cố định ngay giữa rạp cùng với hàng chục kệ bản nhạc. Theo như lời Giám đốc HBSO, với một tiết mục cần có hàng trăm người cùng biểu diễn thì rạp này sẽ chật kín.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 15
Ngoài những chiếc piano đắt tiền, kho nhạc cụ còn có đàn celesta dùng biểu diễn các bài nhạc cổ điển.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 16
Các loại nhạc cụ lạ từ nước ngoài cũng được mua về để phục vụ các tiết mục giao hưởng tại HBSO.
Bộ nhạc cụ 47 tỷ 10 năm diễn một lần - 17
Phần lớn những nhạc cụ trong bộ 47 tỷ đồng mua 10 năm trước đều được bọc nhiều lớp. 6 chiếc máy lạnh công suất lớn vừa phục vụ các nghệ sĩ tập luyện vừa giữ nhiệt độ phù hợp để bảo quản nhạc cụ.

Dự án Nhà hát Giao hưởng - nhạc, vũ kịch TP.HCM được lập hồ sơ từ năm 1993 và dự kiến triển khai công trình tại số 23 Lê Duẩn, tuy nhiên địa điểm này được đánh giá không phù hợp.

Đến cuối năm 2012, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương xây nhà hát trong công viên 23/9. Tư vấn, thiết kế nhà hát do các Công ty Busmann Haberer, Muller, Inros Lackner (Đức). Nhà hát tại công viên 23/9 được giới hạn bởi các con đường Tôn Thất Tùng, Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, mặt tiền nhìn ra chợ Bến Thành, dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2015. Dự án này một lần nữa không được triển khai vì vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia và nhà khoa học.

Đến nay dự án này đã được các đại biểu HĐND thông qua tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khóa IX (kỳ họp bất thường) ngày 8/10 vừa qua. Theo thiết kế, đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Theo Lê Quân (Tri Thức Trực Tuyến)