Thể thao

Nợ lương, 2/3 CLB Trung Quốc bị gạch tên khỏi giải?

Bóng đá Trung Quốc đang giống như một quả bóng được các “đại gia” thổi phồng lên, nhưng lúc này lại đối mặt nguy cơ nổ vỡ rất cao.

Bóng đá Trung Quốc đang giống như một quả bóng được các “đại gia” thổi phồng lên, nhưng lúc này lại đối mặt nguy cơ nổ vỡ rất cao.

Trong số những CLB nợ lương, đáng chú ý có Shanghai Shenhua, đội bóng chơi trội khi biến Carlos Tevez thành ngôi sao lĩnh lương cao nhất thế giới (615.000 bảng/tuần). Đội bóng cùng thành phố là Shanghai SIPG, có Oscar, Hulk và Elkeson góp mặt, cũng nằm trong vòng nguy hiểm.

No luong, 2/3 CLB Trung Quoc bi gach ten khoi giai? hinh anh 1

Bóng đá Trung Quốc chìm trong khủng hoảng khi nhiều CLB bị tố nợ lương cầu thủ.

Theo FourFourTwo, danh sách những CLB đối mặt nguy cơ không được dự giải Chinese Super League mùa tới vì chưa thanh toán tiền lương cho cầu thủ gồm: Shanghai Shenhua, Shanghai SIPG, Beijing Guoan, Changchun Yatai, Chongqing Dangdai Lifan, Hebei China Fortune, Guangzhou Evergrande, Guangzhou R&F, Jiangsu Suning, Liaoning Whowin, Shandong Luneng Taishan, Tianjin Quanjian, Tianjin TEDA.

Tổng cộng, có 18 đội tại Trung Quốc thuộc giải Chinese Super League, hạng nhì và hạng ba đang lâm vào cảnh nợ lương cầu thủ.

Trong trường hợp 13 đội tại giải đấu cao nhất của Trung Quốc nhận án phạt nặng vì không thanh toán lương đúng hạn, điều này sẽ khiến bóng đá Trung Quốc rơi vào cảnh khủng hoảng bởi giải Chinese Super League mùa tới sẽ chỉ còn 3 đội. Đó là Yanbian Fude, Hanan Jianye và Guizhou Hengfeng.

Đây không phải lần đầu tiên bóng đá Trung Quốc rơi vào tình cảnh nợ lương. Bốn năm trước, chính Shanghai Shenhua đã bị hai ngôi sao Didier Drogba và Nicolas Anelka tố cáo trả lương chậm trễ.

Thời gian qua, các CLB Trung Quốc liên tục làm loạn thị trường chuyển nhượng, họ rất chịu chi để mang về những ngoại binh tên tuổi. Điển hình, Shanghai SIPG chi 60 triệu bảng để mua ngôi sao Oscar từ Chelsea hay Axel Witsel sang Tianjin Quanjian với giá 20 triệu euro...

Nhưng đó sau cùng chỉ là vẻ ngoài hào nhoáng che phủ cho sự rệu rã, làm ăn thiếu chuyên nghiệp và rối ren trong cách điều hành giải đấu của Trung Quốc.

Theo Nguyên Trí (Tri Thức Trực Tuyến)