Thể thao

Nghĩ về chuyện võ sĩ MMA đánh bại võ Tàu

Suy nghĩ võ nào hơn võ nào là thiển cận của mấy đồng chí người lòng khòng chả tập thể dục bao giờ nhưng đầu óc toàn chưởng bộ. Môn phái nào cũng có tuyệt đỉnh. Vấn đề là có người giỏi hay không.

Suy nghĩ võ nào hơn võ nào là thiển cận của mấy đồng chí người lòng khòng chả tập thể dục bao giờ nhưng đầu óc toàn chưởng bộ. Môn phái nào cũng có tuyệt đỉnh. Vấn đề là có người giỏi hay không.

Nhưng đấu nhau lại phải cùng hạng cân, cùng đai đẳng. Nếu không thì sẽ mắc mưu Tôn Tẫn khi đua ngựa với nước Nguỵ: đem ngựa bậc hạ của nước Tề đấu với bậc Thượng nước Nguỵ và chấp nhận thua ván đầu nhưng các vòng sau đem ngựa bậc Thượng, Trung của nước Tề lần lượt đấu với bậc Trung, Hạ của nước Nguỵ và giành phần thắng chung cuộc 2 -3.

Chú thích ảnh

Hình ảnh quyết đấu giữa một võ sĩ Vịnh Xuân Quyền và võ sĩ tự do (MMA)

Võ thuật trên phim Hoa ngữ, đa phần khoác lác, nhất là phim chưởng bộ. Các vòng đấu Olympic cho ta thấy giới hạn của sức mạnh con người trong chạy, nhảy, đấm, đá, ném... Nếu các cao thủ võ lâm bay nhảy đấm đá được như trong phim thì hẳn đã bị tóm cổ ra thi đấu để phá kỷ lục Olympic mang vinh quang về cho cái xứ đang khát danh tiếng đó.

Không nhớ ai viết hồi ký rằng, các đồng chí da đen ở các khu ổ chuột rất mê chưởng bộ và rất tin vào các màn đấm đá. Khi ở cạnh các đồng chí đen ấy, chỉ cần dán mấy hình ảnh phim chưởng lên cửa, thỉnh thoảng đứng múa may dưỡng sinh tí là các đồng chí ấy tưởng là đệ tử Lý Tử Long, không dám bắt nạt nữa.

Hình ảnh trong phim võ thuật Trung Quốc

Ở những nơi nhiều văn hoá, kém văn minh, người ta hay ảo tưởng vào sức mạnh của tinh thần. Nhưng thế kỷ trước cho thấy phương Đông ảo diệu thần bí đã bị cưỡng hiếp bởi mấy khẩu đại bác của nền văn minh cơ khí phương Tây.

Thằng Tây to con lên võ đài nó đấm cho thì vỡ mặt.

Cho nên Tàu phải tự sướng bằng Diệp Vấn, Hoắc Nguyên Giáp... Phải tự sướng chứng tỏ anh thảm hại thế nào.

Xem các phim Nhật như võ sĩ đạo mù hay võ sĩ mù xinh đẹp... ta sẽ thấy kiếm Nhật đánh rất đơn giản, không vù vù như trong truyện tranh Teppi hay trong chưởng bộ Trung Quốc: một nhát chém là bay đầu đối thủ. Kiếm sắc, dài, chém nhanh, chính xác.

Cảnh sĩ quan Nhật đeo kém khiến người ta khiếp sợ suốt 40 năm trước Thế chiến II. Thậm chí dân Triều Tiên năm 1920 nổi dậy để yêu cầu sĩ quan Nhật chiếm đóng không được đeo kiếm. Mấy ông võ Tàu chắc đã bị kiếm Nhật hạ từ mấy cuộc chiến Trung- Nhật.

Nhưng cuối cùng thì Nhật cũng đại bại trong Thế chiến II. Như thế chứng tỏ kiếm Nhật chỉ ra oai được khi người cầm kiếm đang mạnh thế.

Hai người đánh nhau thì cần sức mạnh của võ thuật, nhưng từ ba người trở lên thì là sức mạnh của tổ chức.

Theo Đông Kinh (Thethaovanhoa.vn)