Thể thao

London: Lần cuối cùng của Usain Bolt

Usain Bolt có ảnh hưởng rộng khắp tới số đông, điều mà rất ít ngôi sao thể thao khác có thể đạt được. Lần cuối của anh sẽ là thứ bảy này ở London.

Usain Bolt có ảnh hưởng rộng khắp tới số đông, điều mà rất ít ngôi sao thể thao khác có thể đạt được. Lần cuối của anh sẽ là thứ bảy này ở London.

Nhưng giờ thì điền kinh chỉ là một mảng nhỏ khi từ lâu đã bị vượt xa bởi bóng đá, bóng rổ và tennis. Nhưng riêng với Usain Bolt, anh chưa bao giờ là mảng nhỏ, cả ở cách thức anh chiến thắng, cả ở phong thái. Anh có ảnh hưởng rộng khắp tới số đông, điều mà rất ít ngôi sao thể thao khác có thể đạt được.

London: Lan cuoi cung cua Usain Bolt hinh anh 1

Ông hoàng ở cự ly ngắn của môn điền kinh Usian Bolt.

"Tia chớp" Usain Bolt - Biểu tượng chiến thắng

Gần một thập kỷ qua, khi điền kinh vật lộn với những bê bối doping, tham nhũng và những thứ khác, riêng Bolt thì vẫn bay cao, vẫn nhe răng chiến thắng với nụ cười hết sức đặc trưng. Anh là biểu tượng của điền kinh, là hy vọng níu kéo của môn thể thao vua ngày nào.

Khả năng anh vượt qua mọi sự nghi ngờ trong kỷ nguyên đầy rẫy hoài nghi này, dù chỉ là trong những khoảng chạy rất ngắn, là sự an ủi lớn cho điền kinh.

Nhưng màn trình diễn đó sắp kết thúc. Bolt sẽ thi đấu giải đấu cuối cùng tại giải vô địch thế giới ở London cuối tuần này. Nó bắt đầu vào đêm thứ sáu, khi Bolt vượt qua được vòng loại để vào bán kết môn chạy 100 m sau khi bắt đầu không được tốt.

Đám đông vẫn yêu mến anh. Đây là sân vận động anh từng giành 3 huy chương vàng Olympic năm 2012.

“Anh ta thật sự là người thay đổi môn thể thao này”, Christian Taylor, nhà vô địch thế giới và Olympic môn nhảy 3 bước nói. “Anh xứng đáng với khoảnh khắc này, trong sân vận động chật kín với 60.000 người reo hò ủng hộ”.

Bolt muốn giải nghệ ngay trước sinh nhật thứ 31 của mình (vào ngày 21/8 tới).

Anh đã chạy chậm dần trong mấy năm vừa qua sau khi đạt đỉnh cao nhất với thành tích 9,58 giây cho 100 m và 19,19 giây cho 200 m tại giải vô địch thế giới năm 2009 ở Berlin. Anh cũng phải vật lộn với chấn thương trong suốt sự nghiệp (trong những năm đầu sự nghiệp, anh rất vất vả với chứng bệnh vẹo cột sống). Năm nay, anh phải trị chứng đau lưng và phải tới gặp bác sĩ Hans-Wilhelm Müller-Wohlfahrt ở Munich trước khi tham dự giải đấu cuối ở London.

Nếu bạn coi bộ phim tài liệu năm 2016 I Am Bolt (Tôi là Bolt) thì biết rõ anh cảm thấy nhiều động lực khi thi đấu hơn là trong tập luyện, anh thích cảm xúc ở vạch đích khi đánh bại mọi người cùng những ánh đèn camera hơn là cả quá trình của vận động viên chạy.

Nhưng những điều này cũng đang nhạt đi. “Mọi thứ không còn vui như xưa”, Bolt nói trong bộ phim. “Càng già thì tôi càng cảm thấy ít vui hơn”.

Anh muốn sống cuộc sống bình thường, nhẹ nhàng hơn. Mặc dù nếu nhìn cách anh tới các hộp đêm hay tận hưởng bãi biển ở Jamaica thì thấy rõ anh đã bắt đầu việc nghỉ hưu của mình một thời gian rồi.

London: Lan cuoi cung cua Usain Bolt hinh anh 2

Usain Bolt sẽ tham dự giải điền kinh ở London trước khi giải nghệ.

Có lẽ, rồi Bolt sẽ nhận ra: việc chỉ tồn tại hàng ngày sẽ không đem lại niềm vui hay sự mãn nguyện như thách thức của việc duy trì mình là người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới. Chẳng phải Michael Phelps, người cũng chi phối làn bơi xanh như cách Bolt chi phối trên đường chạy, đã phải lật ngược lời thề không bơi nữa để rồi lại quay lại thi đấu Olympic năm ngoái ở Rio?

Nhưng, lý thuyết cho thấy ít khả năng Bolt sẽ nghĩ lại. Sau khi chi phối các đường chạy ngắn ở mọi giải vô địch lớn kể từ năm 2008, anh thực sự chẳng còn gì cần phải chứng minh với bất kỳ ai, thậm chí là kể cả với bản thân mình.

Bolt đơn độc trên đường đua tốc độ

Mùa giải sau năm Olympic này dường như cũng không quá khó. Andre De Gresse, vận động viên trẻ của Canada, đối thủ đáng kể nhất đã rút khỏi giải vì chấn thương. Justin Gatlin, VĐV Mỹ nổi tiếng với những câu bình luận từng “thổi bùng” Bolt lao vào luyện tập, thì giờ đã 35 và chạy chậm đi nhiều.

Vậy nên Bolt, thành tích tốt nhất của năm nay mới chỉ là 9,95 giây, vẫn đang có cơ hội lớn để kết thúc trong vinh quang. Dù rằng anh bắt đầu khá uể oải ở vòng loại khi thành tích chỉ là 10,07 giây.

Đám đông thì vẫn cuồng nhiệt vậy, giống như Olympic cách đây 5 năm. “Tôi cảm giác vẫn như thế”, Bolt nói. “Điều duy nhất khác biệt là có rất nhiều người Jamaica trong đám đông, đó là điều tôi rất vui và nuốn làm họ tự hào”.

Bolt đã từng đóng vai “xác chết” kiểu này nhiều lần và rồi lại sáng chói ở vòng chung kết. Nhưng ở vòng đua từ biệt này, sẽ nhiều đối thủ rất muốn hạ gục anh.

“Họ đều muốn cho anh ta thất bại trước khi kết thúc. Họ muốn một chút vậy vào lúc này”, Michael Johnson, nhà cựu vô địch trong những năm 1990 của Mỹ nói. “Bolt tới giải này suy yếu đi khá nhiều so với các giải vô địch trước: Thành tích trên 10 giây và cao nhất mới chỉ 9,95 giây. Nhưng các đối thủ năm nay cũng không mạnh”.

London: Lan cuoi cung cua Usain Bolt hinh anh 3

Usain Bolt luôn là huyền thoại ở nội dung chạy 100 m và 200 m.

Christian Coleman, người hiện có thành tích nhanh nhất năm nay, cũng vượt qua vòng loại với 10,01 giây. Đây được coi là đối thủ nguy hiểm nhất lúc này với Bolt.

Theo Johnson thì “Tôi nghĩ mọi thứ sẽ giống như quá khứ. Chúng ta sẽ thấy mọi người chạy rất sát anh ta và mọi người chạy rất nhanh ở vòng loại. Nhưng đến vòng chung kết thì tôi thách ai dám cược chống anh ta”.

Việc Bolt quyết định không chạy 200 m, đồng thời khiến anh sẽ không đụng độ với ngôi sao Nam Phi Wayde Van Niekerk. Nhưng đồng thời, sẽ khiến cuộc chia tay của anh có gì đó khiếm khuyết.

Dấu ấn của Bolt thực tế bắt đầu từ chặng 200 m, khi anh vô địch thế giới giải trẻ khi mới 15 tuổi năm 2002. Khi đó anh ta đã cao 1,95 m và đã rất nhanh. Nhưng coi lại các clip cũ mới thấy là anh đã phát triển thế nào trong làng chạy.

Khi đó anh còn thô sơ, đầu anh mỗi lúc chạy nhanh sẽ lại nghiêng quá nhiều sang bên phải - dấu hiệu của căn bệnh vẹo cột sống. Mãi sau này anh mới thi đấu 100 m. Thách thức với Bolt thường là ở các bước xuất phát, khi anh thường khởi đầu khá chậm.

Và anh chọn 100 m bởi lý do cũng rất Bolt: anh không muốn thi đấu chặng đua vất vả hơn là 400 m theo kế hoạch của HLV Glenn Mills.

Và dù anh còn rất mới vào năm 2008, anh đã phá kỷ lục thế giới 100 m ở New York và rồi lên ngôi ở giải đấu lớn hơn nhiều ở Olympic Bắc Kinh.

Với chiều cao và sải chân nhanh, anh ta là hình mẫu rất mới của các vận động viên chạy ngắn. Với chiều cao 1,95 m, anh có thể chạy 100 m trong 41 bước so với 44 bước hoặc nhiều hơn của nhiều VĐV chạy ngắn top đầu khác.

Anh cũng tạo ra lực rất mạnh mỗi khi đạp chân trong từng bước chạy: tất cả yếu tố này giúp anh duy trì tốc độ cao trong thời gian dài hơn các VĐV khác. Năm 2009, khi anh phá kỷ lục thế giới lần nữa ở Berlin, anh chạy với tốc độ cao nhất (44,72 km/h) trên quãng đường 68 m, so với VĐV giành HCB Tyson Gay chỉ chạy nhanh nhất (44,10 km/h) trong 55 m. Ở mét thứ 90, Bolt vẫn còn chạy 44 km/h.

Nhưng Bolt không còn đạt được tốc độ cao nhất đó kể từ sau Berlin. Có lẽ là bởi cả vì thể lực giảm và có thể là bởi cả quy định loại VĐV nếu xuất phát sai từ 2010. Theo luật mới, Bolt sẽ không bao giờ được dự chung kết ở Berlin: anh đã xuất phát sai ở vòng bán kết.

Cho tới nay, lần duy nhất anh thất bại vòng đua 100 m là khi xuất phát sai trong vòng chung kết ở Daegu, Hàn Quốc, năm 2011 và bị loại.

Anh suy sụp hôm đó, xé áo và đấm vào tường vì tức giận. Nhưng những điều tốt đẹp vẫn tiếp tục sau đó. Anh vẫn là người bất bại trong các cuộc đua 100 m, 200 m.

Lần cuối cùng để bắt kịp anh lần này: Thứ bảy này ở London.

Usain Bolt giành HCV 100 m Olympic Rio 2016 Xuất sắc bứt tốc ở những mét cuối, Usain Bolt về đích với thành tích 9 giây 81, qua đó giành HCV nội dung 100m.

Theo Thanh Tuấn (Tri Thức Trực Tuyến)