Thể thao

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài

Sir Alex chưa từng nói: Nếu không có Eric Cantona sẽ không có Man United hôm nay. Nhưng hãy cứ tin rằng, ông luôn nghĩ vậy.

Sir Alex chưa từng nói: Nếu không có Eric Cantona sẽ không có Man United hôm nay. Nhưng hãy cứ tin rằng, ông luôn nghĩ vậy.

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài - Ảnh 2.

Rồi đột nhiên, một chú bé như đang khiêu vũ giữa cả rừng hậu vệ đối phương. Cậu nhóc 12 tuổi đó đã vượt qua rất nhiều người. Ở ngoài sân, người ta hét vang cái tên Eric. "Đó là một tác phẩm nghệ thuật của Eric", người ngồi đọc loa thốt lên. Nhưng khi trước mặt cậu bé chỉ còn là thủ môn của đối phương thì trọng tài nổi hồi còi mãn cuộc.

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài - Ảnh 3.


Cantona gục xuống sân bật khóc. Anh tiếp tục khóc ngay cả khi chẳng còn ai xung quanh đó cả. Dường như đối với những đồng đội khác, chuyện thắng-thua chẳng quan trọng bằng bữa cơm tối đã dọn sẵn trên bàn. Nhưng với Cantona, đó là một nỗi uất ức.

Uất ức không phải vì ông trọng tài đã cắt còi ngay đúng thời điểm một tác phẩm nghệ thuật sắp được hoàn tất. Anh uất ức vì mình là người duy nhất khóc sau khi thua cuộc. Cây bút nổi tiếng Dave Flanagan, người được Cantona trực tiếp kể lại câu chuyện này, tiết lộ: King Eric thậm chí đã tìm tới tận nhà ông trọng tài, bắt ông thề rằng trận đấu đã thật sự kết thúc vào lúc tiếng còi vang lên.

Khát vọng chiến thắng quá cao khiến Cantona trở nên cô đơn ngay từ những năm đầu tiên anh làm quen với trái bóng tròn.

3 năm sau thời khắc định mệnh đó, một nhóm tuyển trạch viên chuyên nghiệp tổ chức cuộc thi tìm kiếm những tài năng bóng đá trẻ. 35 cậu bé từ 12-15 tuổi tham gia thi tài. Và màn trình diễn của Cantona được miêu tả "khiến 34 đứa bé còn lại cảm thấy chúng chỉ là những kẻ thất bại tội nghiệp".

Có 2 đội bóng tìm tới Cantona ngay thời điểm đó. Nice không thể có được Eric vì một lý do lãng xẹt: Họ bắt Cantona phải trả tiền cho cái áo thi đấu mà anh xin nó như một món quà lưu niệm. Và Cantona đến với Auxerre, bắt đầu những năm tháng xa nhà.

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài - Ảnh 4.


Cantona không phải là người quá thân thiện và giỏi giao đãi với bạn bè. Anh từ chối lời mới tới các hộp đêm cùng đồng đội.

Sở thích trong lúc rảnh rỗi của King Eric là tới rạp chiếu phim… một mình hoặc lang thang ở các vùng nông thôn Pháp, quan sát và cảm nhận cuộc sống. Cantona từng ví mình như một kẻ cô đơn và thường thì những kẻ cô đơn luôn có tình yêu mãnh liệt hơn bất kỳ ai.

Cantona cũng không phải là ngoại lệ. Anh yêu bóng đá, yêu các trận đấu, yêu cái tôi của bản thân tới cuồng si. Với Cantona, không ai có thể điều khiển được cuộc sống của anh, kể cả người đó là… trọng tài và bối cảnh diễn trên sân cỏ.


Năm 1991, Cantona từng ném thẳng trái bóng vào người trọng tài một cách giận dữ để phản đối quyết định của ông. Cantona bị trừng phạt bằng 1 tháng treo giò và phải tham dự một số phiên điều trần.

Cảm thấy bản thân chẳng làm gì sai, Cantona từ chối tới dự tất cả các buổi điều trần, thậm chí còn ngạo mạn mắng các ủy viên là "lũ ngu". Án phạt của anh bị tăng thêm 2 tháng treo giò.

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài - Ảnh 6.


Ngày 16/12/1991, Eric Cantona tuyên bố… giải nghệ.

Nhưng Michel Platini và Gérard Houllier giúp Premier League có một huyền thoại bất tử. Platini khuyên giải Cantona rút lại tuyên bố của mình còn Houllier xui anh tới Premier League. Và Cantona chính thức rời nước Pháp năm 1992.

Vào thời điểm Cantona đến với Premier League, giải đấu này chỉ có vỏn vẹn… 37 cầu thủ nước ngoài và Man United thì chưa từng mua bất kỳ cầu thủ người Pháp nào trong lịch sử. 2 con số thống kê cho thấy một cá tính mạnh như Cantona, để hòa nhập vào làng túc cầu Premier League vốn chưa chuộng cầu thủ ngoại như bây giờ tuyệt đối không phải chuyện đơn giản.

Cantona đến với Leeds United trước khi gia nhập Man United năm 1992 và bắt đầu đặt những nét bút đầu tiên trong cuốn biên niên sử vĩ đại của Quỷ đỏ.

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài - Ảnh 7.


Có một chi tiết mà mãi sau này mới được tiết lộ: Thực tế thì chủ tịch Man United vào thời điểm đó, ông Martin Edwards không chủ đích mua Cantona. Trong cuộc nói chuyện điện thoại với người Giám đốc điều hành của Leeds, Bill Fotherby, Edwards lại hỏi mua tiền đạo Lee Chapman.

Nhưng Sir Alex đã kịp thời xuất hiện, xé một mẩu giấy nhỏ và viết tên Cantona vào đó. Leeds hẹn 24 giờ sẽ trả lời nhưng chỉ đúng 1 tiếng sau, đôi bên đã đi tới thỏa thuận. Cho đến lúc này, Cantona không chỉ là hợp đồng thành công nhất trong lịch sử Man United, mà còn là huyền thoại đến với Quỷ đỏ với giá rẻ nhất (1,2 triệu bảng) và nhanh nhất (1 giờ đàm phán).

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài - Ảnh 8.


Cantona giống như người viết sử của Man United. Trước thời điểm anh đến với sân Old Trafford, Man United đích thực là một "đống rác". Quỷ đỏ trải qua 26 năm liên tiếp không có chức vô địch quốc gia nào. Thế rồi nhờ King Eric, Man United giành 4 chức vô địch Premier League trong 5 mùa Cantona gắn bó.

Cantona rất hiếm khi mô tả về mối quan hệ với những đồng đội ở Man United. Nhưng nhiều người cho rằng, nó không thật sự tốt đẹp gì. Roy Keane từng tiết lộ, Cantona gần như chẳng nói gì.

Cantona vẫn luôn thích sự cô đơn, đôi chút lập dị, bí ẩn. Chỉ có duy nhất một thứ mà ai cũng có thể nhìn thấu ở Cantona: Đó là tình yêu…

Eric Cantona: Tình yêu và sự cô đơn của một gã điên thiên tài - Ảnh 9.


Theo Bảo Nam (Trí Thức Trẻ)