Thể thao

Câu chuyện "kinh dị" của người Anh

Chính phủ vỡ nát, thị trường đổ ngã, đồng tiền xuống, tai họa chưa dừng lại với nước Anh khi đội bóng của họ thua Iceland 1-2 tại vòng 16 đội Euro 2016.

Chính phủ vỡ nát, thị trường đổ ngã, đồng tiền xuống, tai họa chưa dừng lại với nước Anh khi đội bóng của họ thua Iceland 1-2 tại vòng 16 đội Euro 2016.

Iceland là đội bóng dũng cảm, thống nhất, kỹ thuật, tổ chức rất tốt, xứng đáng với chiến thắng, mọi lời khen cho Iceland. Nhưng với người Anh, thất bại này còn nhục nhã hơn cả thất bại 0-1 trước Mỹ tại World Cup 1950. Mỹ lúc đó có thể chưa có nhiều người đá bóng nhưng dân đông hơn Anh nhiều. Còn Iceland đánh bại Anh sáng nay chỉ có 330.000 dân, cách đây 4 năm, bóng đá còn xếp hạng 133 thế giới.

Tuyển Anh bị loại ở vòng bảng World Cup 2014 nhưng HLV Roy Hodgson được giữ lại vì ông tin vào các cầu thủ trẻ và đang phát triển. Họ toàn thắng 10 trận vòng loại Euro 2016 nhưng đến Pháp, họ chỉ là một đội bóng mờ nhạt, không kế hoạch, làm những điều phi lô-gic, trong 4 trận, thắng vỏn vẹn 1 trận trước Wales vào phút cuối.

Vợ Vardy an ủi chồng sau trận - Ảnh: REUTERS

Tuyển Anh thua bàn đầu bởi một cú ném biên, một kiểu rất thông thường, mà hầu hết các đội bóng Anh làm trong các buổi tập của họ. Bàn thua thứ hai của họ nhắc chúng ta rằng họ không có những trung vệ đẳng cấp như các giải đấu trước, và trong mỗi thảm họa của họ đều gọi tên một thằng hề, ở đây là thủ môn Joe Hart.

Sự mất tập trung của Hart đã để Gareth Bale ghi bàn trong trận đấu tuần trước, và anh ta lặp lại y nguyên ở trận này. Nhưng không chỉ có Hart đang khiển trách, Gary Cahill, Chris Smalling, đều đứng nhìn ba cầu thủ Iceland chuyển bóng cho nhau như chỗ không người giữa vòng cấm.

Chỉ có điều, các đồng đội của Hart không sửa chữa được sai lầm cho anh ta nữa. Tuyển Anh dự định kéo dãn Iceland được tổ chức tốt trên diện rộng, nhưng họ không đủ tốc độ để làm việc đó. Còn khi có chút cơ hội trước khung thành, họ bỏ lỡ chúng.

Đội trưởng Rooney (giữa) cố gắng vực dậy tinh thần đồng đội - Ảnh: REUTERS

Trong cơn nguy biến, tuyển Anh làm toàn những điều trái lô-gic. Tay ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại Wayne Rooney được giao thực hiện những cú đá phạt góc, Harry Kane được trao cơ hội đá những cú phạt hàng rào, Raheem Sterling dù đã mất tự tin vẫn có trong đội hình chính.

Jack Wilshere vào thay Eric Dier để làm gì trong khi rõ ràng là sự thiếu tốc độ và lạc điệu trong các đường chuyền của Wilshere được thể hiện ở trận trước đó? Tại sao Marcus Rashford đầy cố gắng và rất linh hoạt chỉ được mang vào sân có 5 phút? Thật hổ thẹn khi ông Hodgson cũng không tin tưởng Jamie Vardy lắm, Vardy là tiền đạo Anh duy nhất biết chạy ra phía sau hàng thủ đối phương, hơn là chuyển bóng lòng vòng trước mặt họ.

Những câu chuyện lãng mạn tưởng chừng chỉ tồn tại ở vòng bảng sau khi Đức thắng đậm Slovakia, còn Bỉ thắng lớn Hungary tại vòng 16 đội. Nhưng nó tiếp tục với Iceland ở đây. Chuyện lãng mạn của người Iceland? Đúng ra là chuyện kinh dị của người Anh.

Theo Thái Hà (Tuổi Trẻ)