Thế giới

VN-16/18 Trung Quốc ngang ngửa BTR-80/82 của Nga?

Chuyên gia quân sự Nga vừa có lời chê xe thiết giáp lưỡng cư VN18 do Trung Quốc chế tạo.

Xe chiến đấu bộ binh lưỡng cư VN18 chính là phiên bản xuất khẩu dựa trên nguyên mẫu ZBD05 đang phục vụ trong lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc, trong khi đó phiên bản xe tăng hạng nhẹ VN16 có xuất phát chính từ biến thể ZTD05.

Tác giả của thiết bị quân sự từ tập đoàn Trung Quốc Norinco lưu ý rằng xe của họ có khả năng tăng tốc độ tối đa 65 km/h trên đất liền và dưới nước lên đến 30 km/h, khả năng này làm cho VN18  trở thành phương tiện lội nước tấn công nhanh nhất.

VN-16/18 Trung Quốc ngang ngửa BTR-80/82 của Nga?
Xe tăng hạng nhẹ VN16 Trung Quốc xuất khẩu cho Venezulea

Trọng lượng xe chiến đấu VN18 và xe tăng hạng nhẹ VN16 là hơn 26 tấn, công suất động cơ 1.600 mã lực. Như những gì nhà phát triển tuyên bố: VN18  và VN16 là thiết bị quân sự "mạnh nhất" trong lớp này.

Chúng được trang bị pháo tự động 30 mm với VN18 hoặc pháo nòng xoắn cỡ 105 mm với VN 16, khẩu pháo có hệ thống ổn định 2 mặt phẳng, bắn được tất cả các loại đạn pháo tăng cơ bản thậm chí cả tên lửa chống tăng phóng qua nòng, tấm cản nước phía trước còn có tác dụng như một lớp giáp phụ bảo vệ an toàn cho xe khi hành tiến.

VN-16/18 Trung Quốc ngang ngửa BTR-80/82 của Nga? - 1
Xe chiến đấu bộ binh lưỡng cư VN18 trong biên chế lính thủy đánh bộ Venezuela

Nhưng theo thành viên Hội đồng chuyên gia thuộc Hiệp hội Ủy ban Công nghiệp - Quân sự Nga, ông Victor Murakhovski nói trên làn sóng Radio Sputnik rằng dự án của Trung Quốc có phạm vi ứng dụng rất hạn chế.

"Dự án này của Trung Quốc này được chế tạo để đổ bộ Thủy quân lục chiến trong các hoạt động quân sự tương lai tại Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Trung Quốc không công nhận là một quốc gia riêng biệt.

Đây là loại thiết bị có chức năng rất rõ ràng: chúng có vỏ bọc rất yếu do việc sử dụng các động cơ thủy lực được trù tính cho việc di chuyển trên đường ướt trơn trượt. Việc sử dụng những chiếc xe như vậy - ví dụ, trong cuộc chiến tranh trên bộ là rất có vấn đề.

Chúng có lĩnh vực sử dụng rất chuyên biệt và  hạn hẹp, dùng để đổ bộ Thủy quân lục chiến lên bờ, chiếm giữ một vị trí bàn đạp để sau đó các tàu đổ bộ sẽ dỡ xuống các các thiết bị bọc thép nặng.

Dự án thiết bị có tốc độ nhanh như vậy đã từng có, ví dụ như ở Liên Xô -  dự án tàu cánh ngầm đổ bộ, có thể mang theo cả xe tăng. Các nước khác không thực hiện dự án như vậy, theo tôi nghĩ, do chi phí cao và phạm vi sử dụng hạn hẹp", ông Victor Murakhovsky nói.

VN-16/18 Trung Quốc ngang ngửa BTR-80/82 của Nga? - 2
Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr đã có mặt trong Hải quân Trung Quốc

Tuy nhiên theo các chuyên gia khác, chuyên gia quân sự Nga đã nhầm lẫn khi đặt phương tiện vận tải và phương tiện chiến đấu trực tiếp cạnh nhau, vai trò của tàu vận tải chở xe tăng, xe thiết giáp áp sát bờ biển chẳng thể thay thế cho xe tăng và xe bọc thép lội nước.

Lính thủy đánh bộ Nga hiện vẫn chủ yếu phải trông chờ vào dòng xe BTR-80/82 bánh lốp (BMP-3 chỉ được trang bị số lượng rất nhỏ) có độ cơ động kém xa VN16/18, vỏ giáp của chúng ở phần hông là tương đương nhưng xe Trung Quốc có giáp trước tốt hơn nhiều.

Bên cạnh đó Nga còn chưa có xe tăng lội nước đủ tin cậy như chiếc VN16, pháo tự hành diệt tăng Sput-SD chỉ phù hợp trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không vì dựa trên khung gầm BMD, khả năng bơi biển của nó cực kỳ hạn chế, trong khi BMP-3F vẫn chỉ là xe chiến đấu bộ binh chứ chưa phải xe tăng hạng nhẹ.

Ngoài ra hiện nay Trung Quốc đã tự sản xuất tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr, có thể chứa VN16/18 trong thân đến bãi tập kết, như vậy là chẳng thua kém gì Nga trong khi phương tiện tấn công lại vượt xa. 

Theo Chí Linh (Đất Việt)