Thế giới

Vì sao chiến dịch ám sát Stalin, Roosevelt và Churchill thất bại?

Hitler đã giao cho Otto Skorzeny nhiệm vụ ám sát Stalin, Roosevelt và Churchill...

Hitler đã giao cho Otto Skorzeny nhiệm vụ ám sát Stalin, Roosevelt và Churchill...

Vi sao chien dich am sat Stalin, Roosevelt va Churchill that bai?
Áp phích phim phản gián Tehran-43

Dư luận từng được xem bộ phim bom tấn của Liên Xô cũ có tên Tehran-43 nói về chiến công của các chiến sĩ tình báo Liên Xô trong việc vô hiệu hóa kế hoạch khủng bố của Hitler, nhắm vào ba nhà lãnh đạo đứng đầu phe đồng minh là Stalin, Roosevelt và Churchill. Tehran-43 đề cập tới ba sự kiện hoàn toàn có thật, đó là những gì diễn ra tại Tehran cuối năm 1943, khi hội nghị thượng đỉnh được nhóm họp.

Sự thật thứ hai, Phát xít Đức âm mưu một vụ ám sát các nhà lãnh đạo của Liên Xô, Mỹ và Anh. Và thứ ba, chiến công của các sĩ quan tình báo Liên Xô đập tan mưu khủng bố nguy hiểm mang tên Chiến dịch Bước nhảy dài.

Vi sao chien dich am sat Stalin, Roosevelt va Churchill that bai?
Chiến dịch Bước nhảy dài là cuộc đấu trí giữ tình báo Đồng minh và SS Đức Quốc xã

Bên cạnh 3 sự thật nói trên còn có một điều không thật được hư cấu thành phim. Đó là sự kiện chống khủng bố, sau trở thành một trong những đề tài ca ngợi ngành tình báo phương Tây, được Anh dùng để tạo ra nhân vật người hùng James Bond lừng lẫy, đầy chất kim tiền và dĩ nhiên thu về "tiền tấn".

Nhưng kỳ thực, đó là công của một "cư dân nằm vùng", sĩ quan tình báo người Nga tại Tehran tên là Ivan Ivanovich Agayants. Một người đàn ông vẻ ngoài rất đỗi bình thường không hề thần tượng, điển trai như Jamess Bond 007, thậm chí còn mảnh mai, không khác gì "bệnh nhân lao", với chất giọng trầm tĩnh nhưng tự tin.

Nhìn kỹ, có dáng của một giáo sư, luật sư hay một nghệ sĩ thực thụ. Điệp viên nằm vùng này mang tên Walther, đặc biệt hơn, không một lần trong đời Agayants phải sử dụng tới vũ khí. Vũ khí của ông chính là một kho tàng kiến ​​thức uyên thâm và nghệ thuật tình báo, nhất là khả năng đánh giá tình huống và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Quả thực, khả năng tình báo của Agayants rất đỗi phi thường, không chỉ có một phi vụ Tehran mà thôi.

Vi sao chien dich am sat Stalin, Roosevelt va Churchill that bai?
Ba ông lớn Churchill, Roosevelt và Stalin

Theo Tạp chí Lưu trữ Lịch sử tình báo (EHC) của Mỹ, tháng 8/1943, từ Tehran, Ivan Agayants nhận được lệnh mật của Moscow phải có mặt tại Algiers bằng hộ chiếu Liên Xô trong nhóm Ủy ban hồi hương với tên mới là Ivan Avalov, thay mặt phía Liên Xô tham gia tổ chức Quốc gia Pháp (CNF).

Đây là thành viên chính thức trong đoàn, làm nhiệm vụ tình báo. Trong thực tế, sĩ quan tình báo Xô Viết này đã được trao nhiệm vụ để tìm ra tổ chức FNC dưới quyền Charles de Gaulle đang làm gì, quyền lực thực sự của tổ chức này ra sao, cũng như tìm hiểu lý do de Gaulle đã trở thành nguyên thủ quốc gia Pháp, mối quan hệ của de Gaulle với Anh và Mỹ, và khai thác xem tình báo Anh và Mỹ đang làm gì ở Algiers cũng như vai trò CNF tại khu vực này.

Vi sao chien dich am sat Stalin, Roosevelt va Churchill that bai?
Otto Skorzeny, bí danh "người đàn ông nguy hiểm nhất châu Âu"

Tướng Charles de Gaulle là ai?

Charles de Gaulle hay Charles Andre Joseph Marie de Gaulle hoặc Tướng de Gaulle (tiếng Việt gọi là Sác Đờ Gôn 1890-1970) là chính khách nổi tiếng của Pháp. Tổng thống thứ 18 hay Tổng thống thứ nhất của Đệ ngũ Cộng hoà Pháp. Ông xuất thân là một quân nhân trong Quân đội Pháp.

Năm 1940, khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức Quốc xã, ông đã vượt biên sang London, lãnh đạo tổ chức Nước Pháp Tự do, thành lập chính phủ Pháp lưu vong, kêu gọi người Pháp tiếp tục kháng chiến chống sự chiếm đóng của Quân đội Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Năm 1958, ông thành lập nền Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp và giữ chức tổng thống từ năm 1959 đến năm 1969.

Một trong những nội dung quan trọng trong Hội nghị thượng đỉnh Tehran giữa Ba ông lớn Stalin, Roosevelt và Churchill là nhằm luận bàn về trật tự mới của châu Âu sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.

Nhờ thông tin tình báo, Stalin nắm trong tay những nguồn tin rất đáng giá về quan điểm của Pháp đối với Washington và London sau hậu chiến. Stalin biết rằng người Mỹ đang đặt niềm tin vào Tướng Giraud, với sự giúp đỡ của Giraud, Anh và Mỹ có thể giành quyền kiểm soát kháng chiến Pháp tại Bắc Phi-Algeria, Tunis, và Ma-rốc, thuộc địa của Pháp.

Người Mỹ coi trở ngại chính đối với kế hoạch này chính là Tướng Gaulle. Do vậy, người Anh đã làm tất cả những gì có thể và không thể để ngăn cản de Gaulle có thể tạo ra một chính phủ Pháp thống nhất trước khi quân Đồng Minh có mặt trên lãnh thổ Pháp.

Vi sao chien dich am sat Stalin, Roosevelt va Churchill that bai?
Tướng Charles de Gaulle tại Hội nghị Casablanca năm 1943

Stalin biết tất cả những điều này nhờ nguồn tin tình báo, song Stalin cũng có những nhận định riêng của ông về Tướng de Gaulle, kể cả khả năng thực sự cũng quan điểm của de Gaulle đối với Liên Xô, Mỹ, và Anh.

Để củng cố cho nhận định này Agayants đã được chính Stalin giao cho nhiệm vụ nói trên. Dưới đây là những nguồn thông tin mật ban đầu Agayants (Ivan Avalov) gửi về cho trung tâm:

"Theo lời mời của Tướng de Gaulle, ngày 3 tháng 9 năm 1943, tôi đến thăm ông. Mở đầu cuộc trò chuyện, de Gaulle nói đến mặt trận Xô-Đức, chăm chú nghe tôi nói, và lưu ý người Đức vẫn còn dự trữ đủ để phòng thủ lẫn tấn công. Ngay sau đó, ông nhấn mạnh, chắc chắn chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về Hồng quân Liên Xô bởi có nhiều ưu thế.

Liên quan đến cuộc đổ bộ của quân Đồng minh ở Calabria, Tướng de Gaulle lưu ý, không phải không có sự mỉa mai, rằng hành động quân sự được tiến hành ở đây chưa thực sự hoàn hảo, de Gaulle cho rằng lực lượng đồng minh đã phải đụng độ với sư đoàn mạnh của Đức, điều này cho thấy quân Đức còn đủ mạnh để chống lại lực lượng liên quân Anh-Mỹ.

Về CNF, de Gaulle rất lạc quan về vị thế hiện tại của tổ chức này. Thêm vào đó de Gaulle cho rằng việc mở một đại diện của Liên Xô bên cạnh CNF sẽ làm tăng sự thân thiện giữa chính phủ Liên Xô đối chính phủ Pháp, tạo thuận lợi tăng cường sự đoàn kết giữa hai dân tộc, hạn chế sự can thiệp của Mỹ.

Thẳng thắn thừa nhận những bất đồng nghiêm trọng với Giraud, Tướng de Gaulle thể hiện giải pháp cứng rắn, loại bỏ tất cả các đối thủ chính trị, kể cả Giraud.

Sau đó, Tướng de Gaulle đề cập tới vấn đề chính trị châu Âu hậu chiến. Ông cho rằng châu Âu nên dựa trên cơ sở hữu nghị giữa Liên Xô, Pháp, và Anh, nhưng vai trò chính nên do Liên Xô và Pháp quyết định, còn nước Anh, có thế mạnh vốn có nên giải quyết các lợi ích khác bên ngoài châu Âu.

Còn Mỹ, họ cũng không thể đứng ngoài việc giải quyết các vấn đề quốc tế, song vấn đề châu Âu nên tự để người châu Âu giải quyết sẽ có ích hơn, kể cả việc quyết định số phận của Đức.

Sau cuộc gặp, Tướng de Gaulle đã giới thiệu tôi với những người thân của ông, một sĩ quan tình báo trẻ tuổi người Pháp đến từ Đức, người này đã từng có mặt tại các trại tập trung của Đức ở Lubeck. Viên sĩ quan nói trên còn tiết lộ, con trai Josef Stalin đang bị giam giữ tại trại tập trung Lubeck, được đối xử tốt, mặc dù phải chịu sự nhạo báng và tra tấn.

Theo Tướng de Gaulle, có thể thiết lập đường dây liên lạc với con trai của Stalin qua người của ông. Tôi đã cảm ơn Tướng de Gaulle về lời đề nghị này". Ký tên: Avalov

Hai ngày sau, một báo cáo thứ hai của Avalov đã được chuyển cho Moscow. Sau đó, là các thông tin tiếp theo ..., mỗi nguồn tin cho biết vai trò cũng như các thông tin đoàn đại biểu của Liên Xô tại Hội nghị Tehran. Thông tin này rất quan trọng và hữu ích cho việc xác định và phát triển mối quan hệ Xô-Pháp sau chiến tranh.

Sau khi từ Algiers trở về Tehran, Ivan Agayants đã được giao nhiệm vụ mới, bảo vệ an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh của Ba ông lớn, mở đầu cho Chiến dịch Bước nhảy dài.

2. Chiến dịch Bước nhảy dài.

Unternehmen Weitsprung hay Long Jump (Bước nhảy dài) bí số chiến dịch cực kỳ bí mật của SS được điều hành bởi tổ chức của SS đặt tại Copenhagen, thủ đô Đan Mạch . Chuyện bắt đầu vào một đêm tháng 9/1943, Đô đốc Friedrich Vilhelm Canarus, Trưởng Cơ quan Tình báo và Phản gián của Đế chế III, thành lập năm 1919 (Abwehr) nhận được bản mật mã "tia chớp" từ thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ.

Bức điện khẩn và tối mật này từ điệp viên có tên "chuột chũi", được cài trong ĐSQ Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới vỏ bọc Siseron. Bức điện cho hay ngày 29/11 tại Tehran sẽ diễn ra cuộc gặp bí mật giữa Ba ông lớn, Stalin, Rooevelt và Churchill. Ngay lập tức Hitler đã cho thực hiện ngay Chiến dịch Bước nhảy dài với tiến độ càng nhanh càng tốt.

Lính SS tham gia Chiến dịch Bước nhảy dài

"Chúng tôi đang tập dượt "các bước nhảy" tại Abruzzo. Nhờ có những bước ngảy ngắn kiểu này chúng ta sẽ có một "bước nhảy dài", thanh lý trọn cả Ba ông lớn sớm đưa chiến tranh kết thúc theo ý nguyện của Quốc trưởng.

Đặc biệt, bắt cóc Roosevelt để Quốc trưởng sớm có mặt tại Mỹ", tướng SS Sturmbannführer Hans Ulrich von Ortel, kẻ kiến tạo Chiến dịch Bước nhảy dài khoác lác với hạ cấp, sau phi vục Đức Quốc xã giải cứu Mussolini sau khi bị lật đổ bởi những người Italia yêu nước hồi tháng 9-1943.

Công này thuộc về Trung tá Otto Skorzeny, người được giới tuyên truyền Đức Quốc xã tôn vinh là người hùng của chủng tộc Đức. Khi ý tưởng cho chiến dịch Bước nhảy dài được manh mún từ Berlin, sự lựa chọn đầu tiên được dành cho Otto Skorzeny.

Đáng tiếc, thần tượng của chủng tộc Đức đã không còn may mắn nữa, nhất là khi phải đối mặt với Ivan Agayants của Liên Xô.

"Ngày 20 tháng 11 năm 1941, sau khi chẩn bị đầy đủ mọi hành trang vào vali, chúng tôi đã lên một máy bay ném bom cũ, sau đó được đưa tới Tehran," Elena Ilyinichna, vợ của Agayants, người cùng sát cánh bên chồng trong Chiến dịch Bước nhảy dài viết trong cuốn nhật ký gia đình.

" Tuy nhiên, khi ngồi xuống sàn máy bay, tôi lại mong muốn có một đứa con hơn là những gì hai vợ chồng chúng tôi đang mạo hiểm. Ivan chồng tôi còn nói đùa, trong máy bay này còn có một khoang chứa bom, nếu bị bắn chúng tôi sẽ bị tan xác đầu tiên, nhưng cuối cùng tất cả mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp.

Những tháng đầu tiên, chúng tôi sống trong ngôi nhà của Andrei Andreevich Smirnov, Đại sứ Liên Xô tại Tehran. Tại đây con gái đầu lòng Acha của chúng tôi ra đời. Chồng tôi Ivan Ivanovich và Kolya, con trai của tôi từ cuộc hôn nhân đầu ngủ trên sàn. Sau đó vị Đại sứ mời Ivan Ivanovich ở cùng ông, nhưng chồng tôi không muốn tôi ở một mình. Cuối cùng chúng tôi đã được phân hai phòng và bắt đầu cuộc sống tự lập." Elena Ilyinichna viết.

Agayants bắt tay vào công việc với tư cách sĩ quan tình báo độc lập của Liên Xô tại Tehran, với nhiệm vụ nghiên cứu chi tiết tình hình địa địa, thường xuyên gửi báo cáo về cho Trung tâm. Ngoài Agayants, tại Tehran còn có mạng lưới điệp viên mật khác của Liên Xô, mỗi người sống tại các thành phố khác của Iran.

Thời gian hoạt động tại Tehran, Agayants tuy mới 32 tuổi nhưng ông đã xây dựng một lực lượng phản gián tin cậy và thạo việc, xây dựng mối quan hệ với gia đình Hoàng gia Shah qua điệp viên Liên Xô, Vera, cũng như mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của quân đội Iran.

Nhờ cầu nối quan hệ này, Agayants thu được nhiều thông tin tình báo quan trọng, kể cả các thông tin về kế hoạch cư trú, thông tin vận chuyển các lô hàng chiến lược (thiếc, cao su...) từ vùng Vịnh Ba Tư qua các cảng Dampertshah, Bushehr, và Qar đến Liên Xô cũng như các thông tin quan trọng khác liên quan tới hệ thống tiền đồn biên giới của Iran với Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan.

Chưa hết, nhờ mạng lưới tình báo tại chỗ, Agayants còn biết được các hoạt động của tình báo Anh. Đặc biệt là mối quan hệ với Oliver Baldwin, con trai cựu Thủ tướng Anh, biết được các hoạt động của các tổ chức dân tộc chủ nghĩa chống Liên Xô hoạt động trên lãnh thổ Armenia thuộc Liên Xô.

Ivan Agayants và vợ Elena Ilyinichna

Một trong những vấn đề gay cấn nhất Agayants phải đối mặt, giải quyết đó là phân tích các hoạt động của tình báo Đức Quốc xã.

Đây là một tổ chức có bề dày lịch sử hoạt động tại Iran nhờ vào cảm tình của gia đình Shah (Shah của Iran hay Mohammad Reza Shah Pahlavi (1919-1980), danh hiệu Shah-an-shah (Vua của các vị vua), hay Arya-mehr (Mặt trời của người Aryan) vua Iran cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo vào 11 tháng 2 năm 1979. Hoàng đế thứ hai và cuối cùng của triều đại Pahlavi. Mohammad Reza Pahlavi thường được biết đến như một Hoàng đế độc tài.

Tại khu vực Tabriz, có nhóm Berthold Schultze-Holtus hoạt động rất sôi động dưới sự điều hành của Abwehr, đảm nhận vai trò lãnh sự Đức tại Tabriz, nhưng thực tế lại hoạt động một mạng lưới ngầm, dựa vào hệ thống nhà thờ ở khu vực này.

Vào mùa hè năm 1943, không lâu trước khi diễn ra cuộc họp của Ba ông lớn, từ Berlin, Abwehr nhận được lệnh tuyệt mật hội nhập với các bộ lạc Qashqai ở quanh vùng Isfahan. Ngay sau sự kiện trên, lính dù của Otto Skorzeny của đã được thả xuống khu vực nói trên. Đội quân này được trang bị tới tận răng, kể cả máy phát radio, chất nổ, và cả một kho vũ khí đủ loại.

Đồng thời với các hoạt động của Schultze-Holtus, Franz Meyer, kẻ đứng đầu tổ chức Gestapo ở Iran, trá hình từ một doanh nhân người Đức thành một lão nông Iran kiêm nghề phu đào huyệt ở nghĩa trang Armenia để điều hành một mạng lưới nằm vùng của Đức để phục vụ cho chiến dịch ám sát Ba ông lớn. Vào đêm trước khi Hội nghị Tehran được diễn ra, Franz Meyer đã điều 6 nhân viên của mình tham gia đội quân nhảy dù của Otto Skorzeny.

Schultze-Holtus và Meyer duy trì thông tin liên lạc thường xuyên với Berlin và phối hợp với Abwehr tại Tehran để đảm bảo cho kế hoạch thành công trót lọt. Mặc dù công việc chuẩn bị khá công phu nhưng Otto Skorzeny không biết rằng mỗi hạnh động của y không qua được mắt của Ivan Agayants.

Về phần mình, Đức Quốc xã quả quyết chiến dịch dứt khoát sẽ thành công, nhưng không hề hay biết tình báo Liên Xô đã đi trước họ rất xa. Agayants đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin của Tình báo Anh (SIS), cả SIS lẫn tình báo Nga và Iran đều chia sẻ thông tin mà không hề động chạm đến đối phương, điều này càng làm cho tình báo Đức chủ quan.

Đặc biệt, đã tiến hành bắt giữ Müller một ngày trước khi Hội nghị Tehran được khai mạc.

Thông tin về Chiến dịch Bước nhảy dài đã được Vyacheslav Molotov truyền tới cho Averell Harriman, lúc đó là Đại sứ Mỹ tại Moscow, thành viên của phái đoàn Mỹ tại Tehran biết. Đồng thời đề nghị Stalin cho Roosevelt ở lại ĐSQ Liên Xô nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tổng thống Mỹ chấp nhận lời đề nghị còn Churchill lại tỏ ra lưỡng lự. Sau đó, Roosevelt được đề nghị chuyển sang Đại sứ quán Anh giáp với ĐSQ Liên Xô nhưng phía Anh không hồi âm.

Chỉ trong đêm, một số phòng của ĐSQ Liên Xô dùng cho Roosevelt và nhân viên phục vụ trong tòa nhà chính của ĐSQ Liên Xô đã được chuẩn bị sẵn sàng cho Roosevelt chuyển đến. "Trong thời gian diễn ra Hội nghị Tehran, Stalin, Molotov, Voroshilov, và Mikoyan đã ở trong phòng gia đình của chúng tôi và các phòng còn lại của ĐSQ.

Một cơ sở đặc biệt cũng được chuẩn bị cho Roosevelt. Gia đình chúng tôi chuyển sang các căn hộ nơi hậu cung của Shah, khu vực này rộng khoảng 500m. Trong khi hội nghị diễn ra tôi làm việc với tư cách nhân viên viết tốc ký...", Elena Ilyinichna viết trong nhật ký.

Diễn biến Chiến dịch Bước nhảy dài

Như trên đã đề cập, để thực hiện Chiến dịch Bước nhảy dài, lính SS của Đức Quốc xã được vũ trang tận răng nhằm thâm nhập vào ĐSQ Liên Xô tại Iran, nơi Ba ông lớn đang trú ngụ. Chiến dịch này được sự điều hành bởi Otto Skorzeny với hai toán quân. Một, nhảy dù từ vùng của các bộ tộc Caskai ủng hộ Đức. Toán hai thâm nhập vào từ vùng biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ đội lốt dân buôn bán. Còn nhóm 6 nhân viên quan trọng do chính Otto Skorzeny chỉ huy.

Để phá tan Chiến dịch Bước nhảy dài, và bảo vệ cho Ba ông lớn, đặc nhiệm Liên Xô đã phối hợp ăn ý với lực lượng phản gián Anh, trong đó Liên Xô đã huy động lực lượng kỵ binh bay gồm toàn các chàng trai trẻ, giỏi võ do Vatanan 19 tuổi chỉ huy, người này sau được phong Anh hùng Liên Xô. Trong khi hội nghị đang diễn ra thì cuộc chiến thầm lặng của các sĩ quan tình báo đồng minh vẫn âm thầm thực hiện.

Bước nhảy dài, chiến dịch phối hợp tác chiến thành công nhất trong lịch sử tình báo thế giới

Cũng phải nói thêm rằng sau khi mọi kế hoạch tấn công Ba ông lớn thất bại, Đức Quốc xã đã tìm gặp người đứng đầu thờ Hồi giáo ở Tehran "hối lộ" khoản tiền thưởng lên tới 50.000 sterling Anh, nhưng người này đã không hợp tác và tiết lộ kế hoạch nói trên cho ĐSQ Liên Xô biết và cuối cùng kế hoạch của Abwehr đã bị bại lộ.

Toàn bộ các đại biểu cấp cao của Anh và Liên Xô tương đối an toàn, riêng ĐSQ Mỹ ở xa nên SS của Đức đã áp dụng chiến lược riêng, phục kích tấn công đoàn xe của Tổng thống Roosevelt. SS còn lên cả kế hoạch bắt cóc Roosevelt sau khi bắn tỉa, nhằm hạ gục các vệ sĩ và dùng súng máy bắn cấp tập vào đội vệ binh.

Theo dự kiến, kế hoạch này của SS xảy ra vào khoảng 5-6 phút. Đáng tiếc, kế hoạch này của SS cũng đã thất bại do trước đó Tổng thống Roosevell đã được mời vào ở trong toà ĐSQ Liên Xô. Thất bại trong việc bắt cóc Roosevelt, biệt kích Đức chuyển hướng sáng tấn công Churchill, tấn công ĐSQ Anh qua đường hệ thống thoát nước.

Do Francer Mayer bị bắt đã khai báo toàn bộ kế hoạch tấn công nên âm mưu này nhanh chóng được lực lượng đặc biệt của Anh thu xếp nhanh gọn, không tốn một viên đạn.

Mặc dù mọi âm mưu đều không thành nhưng tình báo Đức Quốc xã vẫn không bỏ cuộc. Otto Seorseny, tên biệt kích cáo già từng được đề cập ở phần đầu bài viết đã đễ xuất một kế hoạch mạo hiểm khác, thuê một chiếc máy bay nhỏ chở đầy chất nổ lao thẳng từ trên vào ĐSQ Liên Xô nhưng khi tìm được phi công cảm tử thì hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc.

Đội đặc nhiệm tinh báo Liên Xô đã bao vây tàn quân của SS ở nghĩa trang Armeny nhờ kế hoạch đánh lừa. Rằng nhóm điện đài của tổ chức Abwehr đang ở trong nghĩa trang. Một bản mật mã giả gửi cho chúng cho biết, nghĩa trang là nơi cất giấu tài liệu và vũ khí mới.

Kết quả, sau 5giờ đấu súng, những kẻ ngoan cố không chịu đầu hàng đã bị tiêu diệt, thi thể của chúng được chôn chung trong một ngôi mộ, Chiến dịch Bước nhảy dài chính thức kết thúc.

Chiến dịch Bước nhảy dài là thành tích của đặc nhiệm Nga, Mỹ và Anh, một trong những chiến dịch phối hợp tác chiến thành công nhất trong lịch sử tình báo thế giới. Sau khi chiến dịch kết thúc, Ivan Agayants tiếp tục làm việc tại Iran cho đến hết mùa xuân 1946.

Sau đó ông sang Algeria dự cuộc họp với Tướng de Gaulle và các sĩ quan của Pháp. Agayants còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác của Trung tâm giao cho. Sau này, Agayants đã nhiều lần quay lại Iran với tư cách ẩn danh để thăm lại chiến trường xưa, nơi ông và gia đình từng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Thiếu tướng tình báo KGB Agayantssau khi nghỉ hưu

Theo Ngọc Anh (Đất Việt)