Thế giới

UNESCO lựa chọn Tổng Giám đốc như thế nào?

Theo quy chế, Hội đồng Chấp hành UNESCO gồm 58 quốc gia sẽ bầu bằng phiếu kín để lựa chọn ra ứng cử viên duy nhất đạt được đa số quá bán (30/58 phiếu) để giới thiệu lên Đại Hội đồng UNESCO, xem xét trở thành tân Tổng Giám đốc UNESCO.

Theo quy chế, Hội đồng Chấp hành UNESCO gồm 58 quốc gia sẽ bầu bằng phiếu kín để lựa chọn ra ứng cử viên duy nhất đạt được đa số quá bán (30/58 phiếu) để giới thiệu lên Đại Hội đồng UNESCO, xem xét trở thành tân Tổng Giám đốc UNESCO.

Tổng Giám đốc UNESCO là người đứng đầu Ban Thư ký, điều hành bộ máy hành chính khoảng 2.000 nhân viên tại Trụ sở UNESCO ở Paris và các văn phòng trực thuộc trên toàn thế giới. 

Tổng Giám đốc UNESCO có nhiệm kỳ 4 năm và có thể tái cử lần thứ hai. Từ khi thành lập tới nay, UNESCO có 10 Tổng Giám đốc. Hiện tại, bà Irina Bokova người Bulgaria đang giữ vai trò này. Nhiệm kỳ của bà sẽ kết thúc vào tháng 11/2017.

Thế giới - UNESCO lựa chọn Tổng Giám đốc như thế nào?

Bà Irina Bokova sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 11/2017.

Năm nay, có 9 ứng viên cho vị trí Tổng Giám đốc UNESCO, gồm ông Polad Bulbuloglu (Azerbaijan), ông Phạm Sanh Châu (Việt Nam), bà Moushira Khattab (Ai Cập), ông Hamad bin Abdulaziz Al-Kawari (Qatar), ông Qian Tang (Trung Quốc), ông Juan Alfonso Fuentes Soria (Guatemala), ông Saleh Al-Hasnawi (Iraq), bà Vera El-Khoury Lacoeuilhe (Lebanon) và bà Audrey Azoulay (Pháp).

Tuy nhiên, hiện nay Azerbaijan, Guatemala và Iraq đã rút ứng cử viên của mình.

Quá trình bầu cử sẽ diễn ra trong tối đa 5 vòng. Sau vòng đầu tiên, nếu không có ứng viên nào đạt được đa số quá bán (30/58) thì các vòng bầu cử sau sẽ diễn ra vào những ngày họp tiếp theo của khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO.

Nếu đến vòng thứ 4 mà chưa có ứng cử viên nào đạt quá bán thì 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ được vào vòng 5 – vòng cuối cùng để chọn một người. Trong trường hợp tại vòng 5, cả hai ứng viên có cùng số phiếu thì Chủ tịch Hội đồng Chấp hành sẽ bốc thăm ngẫu nhiên chọn một ứng viên duy nhất.

Sau đó, Đại hội đồng UNESCO sẽ xem xét thông qua ứng viên duy nhất được Hội đồng Chấp hành UNESCO giới thiệu vào khóa họp tháng 11/2017. 

Việc Việt Nam lần đầu tiên cử đại diện tranh cử chức vụ cao nhất ở một tổ chức quốc tế nhằm thể hiện thông điệp Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẵn sàng đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, hợp tác nhiều mặt với Liên Hợp Quốc. Việt Nam cho thấy có những cá nhân người Việt có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để tham gia điều hành những tổ chức quốc tế.

Theo Danh Tuyên (Nguoiduatin.vn)