Thế giới

Ukraine dọn đường cho Nga sáp nhập Donbass?

Nếu chính quyền Poroshenko rút khỏi Hiệp định hữu nghị Nga-Ukraine, 2 tỉnh miền Đông là Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass có thể sáp nhập vào Nga.

Mỹ lên án tuyên bố chủ quyền của Nga ở Crimea

Hôm 14/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm bán đảo Crimea nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc bán đảo tách ra khỏi Ukraine, tuyên bố độc lập và sáp nhập vào lãnh thổ của Nga, diễn ra vào ngày 16 tháng 3 năm 2014.

Ngoài việc đến bán đảo và thăm sân bay mới ở thủ phủ Simferopol, nhà lãnh đạo Nga cũng đến thị sát tình hình thi công cầu Crimea, cây dầu không những chỉ dài nhất nước Nga, mà còn dài nhất cả châu Âu (19km), với cả làn đường cao tốc cho xe ô tô và làn đường tàu hỏa.

Hôm 15/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ những tuyên bố của ông Vladimir Putin về Crimea và tuyên bố rằng, việc bán đảo này trưng cầu dân ý về nền độc lập ngày 16/3/2014 dẫn tới việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước mình cách đây bốn năm là ‘bất hợp pháp’.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phản ứng tuyên bố chủ quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở khu vực này và khẳng định rằng, “Crimea là của Ukraine”.

"Trong cuộc biểu tình được tổ chức ở Crimea, tổng thốn Putin một lần nữa đã lặp lại các nguyện vọng giả mạo của Nga đối với lãnh thổ Ukraine trong nhận thức công khai rằng, chính phủ Nga bỏ qua trật tự quốc tế và không coi trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia có chủ quyền" - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ.

Cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ cho biết rằng, cư dân Crimea bị buộc phải bỏ phiếu dưới "sự giám sát kỹ lưỡng của quân đội Nga". Trong những năm gần đây, Nga đã tiến hành cuộc vận động cưỡng ép và bạo lực, nhằm vào tất cả những người phản đối việc sáp nhập Crimea - bình luận cho hay.

Ukraine rút khỏi SNG và Hiệp định hữu nghị Nga-Ukraine

Trong bối cảnh đó Crimea đang kỷ niệm 4 năm ngày trở về lãnh thổ nước Nga, chính quyền Kiev đã lên án hiệp định hữu nghị Nga-Ukraine năm 1998 và dự định sẽ hủy bỏ Hiệp định này.

​Trước đó, Nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) Svetlana Zalishchuk tuyên bố rằng, Bộ Ngoại giao Ukraine chuẩn bị đề xuất rút đất nước khỏi các cấu trúc của Cộng đồng các quốc gia độc lập (Tiếng Nga: Sodrujestvo Nezavisimykh Gosudarstv, viết tắt: SNG; tiếng Anh: Commonwealth of Independent States, viết tắt: CIS).

Ukraine dọn đường cho Nga sáp nhập Donbass?
Nếu chính quyền Poroshenko rút khỏi Hiệp định hữu nghị Nga-Ukraine, 2 tỉnh miền Đông là Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass có thể sáp nhập vào Nga.

Ngoài ra, Ukraine cũng tố cáo Hiệp định hữu nghị, hợp tác với Nga và sẽ rút khỏi Hiệp định này. Tuy nhiên, bà Zalishchuk đã không nói khi nào tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko dự định ký kết văn bản này, nhưng có lẽ nó sẽ nhanh chóng được đưa vào thực hiện.

Hiệp định hữu nghị, hợp tác Nga-Ukraine đã được Tổng thống hai nước ký kết vào năm 1997 và được phê chuẩn vào năm 1998. Nó đã trở thành kim chỉ nam cho quan hệ giữa hai nước trong suốt 20 năm qua, nhưng giờ đây, Ukraine đã quyết định ‘đoạn tuyệt với quá khứ Liên Xô/Nga’.

Hiệp định có quy định, hai bên sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa bên "dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bất khả xâm phạm biên giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, bao gồm cả các biện pháp kinh tế và các áp lực khác".

Ukraine có thể mất các tỉnh Donbass vào tay Nga?

Hồi tháng 8/2016, sau khi phát giác âm mưu khủng bố và phong tỏa Crimea của chính quyền Kiev và các phần tử cực hữu, các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng sản Nga đã gửi thư tới Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi hủy Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác và đối tác với Ukraine. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Nga đã không làm điều này và đến nay, chính phía Ukraine đã quyết định hủy bỏ hiệp định.

Bình luận về vấn đề này, Nghị sĩ Nga Alexey Pushkov nhấn mạnh rằng, việc chính quyền Kiev rút khỏi Hiệp định với Nga năm 1998 sẽ hủy bỏ một điều khoản rất quan trọng về ‘công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine’, quyết định đến vận mệnh và tương lai của họ. Đây là điều ông Petro Poroshenko nên cân nhắc kỹ, nếu không, họ sẽ một lần nữa tự bắn chân của mình.

Giới quan sát nhận định rằng, một khi Hiệp định này bị hủy bỏ, Nga có thể sẽ chính thức công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR), thậm chí là có thể sáp nhập hai tỉnh ly khai của Ukraine vào đất nước mình. Khi đó, chính quyền Kiev có thể mất thêm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Đông đất nước.

Theo Huy Bình (Đất Việt)