Thế giới

TT Trump muốn thao túng Liên Hợp Quốc như một vũ khí đối ngoại?

Sau những yêu cầu về lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, có những dự đoán cho rằng, ông Trump đang muốn thao túng Liên Hợp Quốc như một thứ vũ khí đối ngoại lợi hại.

Sau những yêu cầu về lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, có những dự đoán cho rằng, ông Trump đang muốn thao túng Liên Hợp Quốc như một thứ vũ khí đối ngoại lợi hại.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà lãnh đạo thế giới đều đánh tiếng sẽ tham dự sự kiện năm nay. Sự vắng mặt đáng chú ý sẽ bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hồ sơ - TT Trump muốn thao túng Liên Hợp Quốc như một vũ khí đối ngoại?

Mỹ sẽ nắm quyền lực to lớn, nếu thao túng được các thành viên Liên Hợp Quốc? 

Trong quá khứ, Mỹ thường ủy quyền cho Ngoại trưởng hoặc Đại sứ tại Liên Hợp Quốc thể hiện bài phát biểu, nhưng một số Tổng thống Mỹ gần đây thường đích thân tham dự như một cơ hội hữu hiệu để trình bày quan điểm trực tiếp của mình với cả thế giới.

Nổi tiếng được biết đến với những phát biểu và quan điểm chính sách khó nắm bắt, Tổng thống Trump được dự đoán sẽ gây ra nhiều bất ngờ tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc, vốn đang rất được các phương tiện truyền thông trông chờ.

Đây được coi là cơ hội cho nhà lãnh đạo Mỹ tăng cường thêm sự gắn kết với tổ chức có quy mô, uy tín và sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới hiện tại.

Theo các nhà phân tích, Tổng thống Trump sẽ kêu gọi các nước xem xét lại quan điểm về Israel, cũng như ủng hộ các chính sách mới của Mỹ về Iran.

Bài phát biểu sẽ mang đến những luận điểm để thuyết phục các thành viên rằng, tại sao họ nên ủng hộ Mỹ trong các vấn đề quan trọng và điều này sẽ mang lại lợi ích cho họ như thế nào.

Theo National Interest, Tổng thống Trump nhìn thấy giá trị to lớn của Liên Hợp Quốc trong việc hỗ trợ các vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng.

Chắc chắn ông cảm thấy hài lòng với năng lực của Đại sứ Nikki Haley, khi đã đảm bảo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an gần đây sẽ từng bước gây thêm áp lực mạnh hơn đối với Triều Tiên.

Ngoài ra, ông cũng có thể đi sâu vào tiến hành một số cải cách từng được đề ra trước đó.

Chính quyền Trump từng nhấn mạnh một số hướng đi mới tại Liên Hợp Quốc như: thay đổi cơ cấu lực lượng gìn giữ hòa bình của Mỹ; giảm chi phí nhân sự; cải cách Hội đồng Nhân quyền; kiểm soát trách nhiệm, hành vi sai trái của các quan chức Liên Hợp Quốc, đồng thời cải thiện hoạt động và tính hiệu quả của tổ chức bằng cách hiện đại hóa hệ thống quản lý, loại bỏ dư thừa, chồng chéo.

Hồ sơ - TT Trump muốn thao túng Liên Hợp Quốc như một vũ khí đối ngoại? (Hình 2).

Nga và Trung Quốc có tiếng nói rất lớn trong Hội đồng Bảo an.

Trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, quan điểm của ông Trump về Liên Hợp Quốc đã phủ sóng rộng rãi với giọng điệu chỉ trích.

Tại Ủy ban Công vụ Mỹ-Israel vào năm 2016, ông lên án “sự yếu kém hoàn toàn và bất tài của Liên Hợp Quốc".

Tuy nhiên, khi bước vào nhiệm sở, ông dường như sẵn sàng cung cấp cho Liên Hợp Quốc một cơ hội khi lưu ý rằng, “Liên Hợp Quốc có hiệu quả khá thấp, nhưng tổ chức này có tiềm năng rất lớn”.

Trong tháng 4, Tổng thống Trump đã kêu gọi bất thường các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hành động chống lại Triều Tiên, như một động thái coi trọng tầm ảnh hưởng của tổ chức này.

Cùng với đó, nhiều quan chức trong đảng Cộng hòa đã kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ tham gia sâu hơn vào nghị sự của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy các mục tiêu an ninh quốc gia.

Liên Hợp Quốc được coi là giải pháp khả thi để Washington có thể danh chính ngôn thuận thúc ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, vốn đang là mối đe dọa nguy hiểm.

Mặc dù ngân sách tài trợ cho Liên Hợp Quốc không được Mỹ công bố cụ thể, đa số các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội có tiền lệ đe dọa cắt giảm tài chính như một áp lực để thúc đẩy cải cách tổ chức này theo hướng có lợi hơn.

Trên thực tế, đóng góp tài chính của Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã bị cắt giảm trong năm nay.

Nó có thể tiếp tục giảm xuống nếu Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa trong Quốc hội cảm thấy cải cách hiện tại của tổ chức vẫn chưa hiệu quả, hoặc họ cảm thấy phiền lòng khi Liên Hợp Quốc không ưu tiên cho những lợi ích của Mỹ.

Mặc dù vậy, để đạt được bất mục tiêu nào trong số này đều sẽ rất khó khăn đối với Tổng thống Trump.

Minh chứng gần đây nhất cũng cho thấy, dù ông Trump muốn đề ra các giải pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn với Triều Tiên, hành động này vẫn sẽ vấp phải từ hai quyền lực có tiếng nói khác là Nga và Trung Quốc - hai quốc gia đang thể hiện tầm ảnh hưởng rất lớn tại Hội đồng Bảo an, cũng như trên toàn thế giới.

Theo Quốc Vinh (Nguoiduatin.vn)