Thế giới

Trung Quốc phát triển quốc phòng nhờ ăn cắp bí mật?

Hai quân nhân Trung Quốc vừa bị cáo buộc đánh cắp bí mật quân sự Mỹ, đặt dấu hỏi cho sự phát triển vũ khí quốc phòng nước này.

Hai quân nhân Trung Quốc vừa bị cáo buộc đánh cắp bí mật quân sự Mỹ, đặt dấu hỏi cho sự phát triển vũ khí quốc phòng nước này.

Tờ báo trích dẫn báo cáo kết quả chuyên án điều tra gián điệp mạng tiến hành hồi năm 2014 cho biết hai quân nhân trên đã làm việc với Su Bin (50 tuổi) một doanh nhân Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không. Ông này gần đây đã tới định cư tại thành phố Vancouver của Canada, để thâm nhập cơ sở dữ liệu an ninh của các nhà thầu quân sự Mỹ.

Siêu tiêm kích tàng hình F-35 của quân đội Mỹ.


Một số thông tin được tiết lộ bao gồm các thông tin tài liệu liên quan đến máy bay tiêm kích F-35, F-22 và máy bay vận tải C-17.  Hai bên cũng trao đổi với nhau về các tài liệu nào mà doanh nhân Su Bin cần lấy.

Chưa rõ hai quân nhân Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự để dùng cho cá nhân hay theo sự chỉ đạo của Bắc Kinh. Hiện Su Bin đã bị bắt và được yêu cầu đến Mỹ hồi tháng 9/2015. Tuy nhiên ông này vẫn đang ở Vancouver (Canada) để chờ kháng án.

Thông tin về dữ liệu thiết kế các siêu phẩm vũ khí quốc phòng Mỹ được cho là bị Trung Quốc đánh cắp đã lan truyền từ lâu. Nhiều lần Trung Quốc gây ngạc nhiên khi phô diễn sức mạnh vũ khí quốc phòng với các công nghệ mà nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá là khó có thể nghiên cứu được.

Vào tháng 1/2011, Trung Quốc đã làm cho Hoa Kỳ sửng sốt khi chiếc khu trục cơ Chengdu J-20 cất cánh lần đầu đúng ngày bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đến thăm Bắc Kinh, theo BBC đưa tin hồi đầu tháng 2/2015.

Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc. Ảnh Weibo


Sau đó, chiếc khu trục cơ Shenyang J-31 ra mắt tại Hội chợ Hàng không tại Chu Hải tháng 11/2014, trùng thời gian với chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Tổng thống Barack Obama nhân dịp hội nghị thượng đỉnh APEC.

Chiếc chiến đấu cơ được thiết kế theo công nghệ tàng hình (stealth technology) mà giới chuyên gia quân sự Tây Phương không nghĩ rằng Trung Quốc đã có khả năng chế tạo.

Từ 2013, Mỹ đã có báo cáo lên án việc Trung Quốc sử dụng gián điệp mạng để hiện đại hóa quân đội. The Washington Post cho hay  thông tin của hơn 20 hệ thống vũ khí thuộc chương trình tối quan trọng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Mỹ đã bị xâm nhập: tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3, hệ thống phòng không đánh chặn tên lửa THAAD và hệ thống tác chiến trên hạm đa chức năng điều khiển thông tin Aegis.

Ngoài ra, một số dữ liệu của các dự án thiết kế chiến đấu cơ trên boong F/A-18 Super Hornet, Chim ưng biển V-22 Osprey, máy bay trực thăng đa năng UH-60 Black Hawk, các chiến hạm mới khu vực ven biển của dự án LCS và máy bay tiêm kích tiềm năng F-35 cũng bị đánh cắp.

Trong danh mục công nghệ bị đánh cắp còn hệ thống camera trên máy bay không người lái; công nghệ nano; hệ thống chiến tranh điện tử và các dữ liệu chiến thuật.

Không chỉ Mỹ, Trung Quốc còn bị BBC cho là đã đánh cắp và làm các bản sao chiếc Su-30 và SU-33 của Nga thay thế bằng chiếc Shenyang J-11 và J-15. 

BBC còn khẳng định, những thí dụ này cho thấy là Trung Quốc không thể nào có đủ sức để tự thiết kế máy bay tàng hình tinh vi nếu không có những kiến thức lấy được.

Theo Đông Phong (Đất Việt)