Thế giới

Trung Quốc chế tạo radar có thể phát hiện chính xác F-35 của Mỹ

Trung Quốc đang phát triển công nghệ radar mới có khả năng xuyên qua lớp phủ tàng hình để nhận diện vật liệu kim loại bên dưới, cho phép phát hiện máy bay F-35.

Trung Quốc đang phát triển công nghệ radar mới có khả năng xuyên qua lớp phủ tàng hình để nhận diện vật liệu kim loại bên dưới, cho phép phát hiện máy bay F-35.

Thiết bị T-ray do Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc (CAEP) chế tạo được cho là có thể phát hiện vũ khí giấu trong đám đông từ khoảng cách vài trăm mét. Một phiên bản mạnh hơn đang được phát triển dùng cho máy bay cảnh báo sớm, hoặc vệ tinh, có thể phát hiện máy bay tàng hình F-22, F-35 của Mỹ từ xa hàng trăm km.

T-ray có thể xuyên qua vật liệu composite để tiếp cận lớp kim loại bên dưới và được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp nhằm phát hiện các khuyết tật của sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới đang gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ này vào lĩnh vực quân sự.

Công nghệ T-ray đòi hỏi sử dụng lượng điện năng rất lớn. T-ray tạo ra các tia bức xạ rơi vào quang phổ giữa vi sóng và ánh sáng nên không thể tạo ra bằng thiết bị vô tuyến thông thường, hay vô tuyến quang học.

Trung Quoc che tao radar co the phat hien chinh xac F-35 cua My hinh anh 1

Công nghệ radar T-ray có thể phát hiện chính xác F-35 của Mỹ. Ảnh: AP.

Báo cáo cho biết thiết bị mới có thể tạo bức xạ T-ray liên tục và ổn định ở mức công suất trung bình khoảng 18 W, công suất tối đa gần 1 MW, tương đương với một số radar quân sự. Qi Jiaran Phó giám đốc kỹ thuật bộ phận vi sóng tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, cho biết thiết bị mới có công suất gấp một triệu lần so với thiết bị T-ray dùng để đo lớp phủ tàng hình của F-35.

“Lớp phủ tàng hình của tiêm kích F-35 sẽ trở nên vô tác dụng nếu thiết bị T-ray của CAEP có công suất như họ tuyên bố. Có vẻ như họ sẽ sớm có thiết bị có thể nhìn thấy F-35 với độ sắc nét cao từ khoảng cách đáng ngạc nhiên”, ông Qi nói.

Ông Qi nói rằng thiết bị mới có thể làm thay đổi cuộc chơi. Tuy nhiên, ông Qi, chuyên gia về T-ray, thừa nhận rằng công nghệ này còn rất cồng kềnh và rất khó để lắp trên máy bay, hoặc vệ tinh. “Việc triển khai hoạt động ở hiện trường đòi hỏi sản lượng điện ở mức vài kilowatt và vẫn còn chặng đường dài trước khi có thể giám sát máy bay đối phương từ không gian”, ông Qi nói.

Tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ có màn trình diễn ấn tượng tại triển lãm hàng không lớn nhất thế giới dù vừa phải dừng bay vì lỗi hệ thống oxy.

Theo Trung Hiếu (Tri Thức Trực Tuyến)