Thế giới

Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ bằng UAV siêu rẻ

Tại Triển lãm hàng không MAKS 2017, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế là nhà cung cấp UAV lớn nhất toàn cầu khi giới thiệu Wing Loong.

Tại Triển lãm hàng không MAKS 2017, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế là nhà cung cấp UAV lớn nhất toàn cầu khi giới thiệu Wing Loong.

Chuyến bay của phiên bản nâng cấp thứ 2 của Yi Long làm cho giới chức lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường hơn nữa vị thế của mình trong thị trường xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là máy bay không người lái ở Trung Đông, Trung Á và tại những thị trường vốn được coi là của Mỹ.

Trung Quoc canh tranh anh huong voi My bang UAV sieu re

UAV Wing Loong tại Triển lãm hàng không MAKS 2017.

Theo nhận định của một số chuyên gia, Bắc Kinh hiện đang là nhà cung ứng máy bay không người lái lớn nhất toàn cầu. Mặc dù công nghệ máy bay không người lái lạc hậu hơn nhiều so với Mỹ và Israel, nhưng Trung Quốc vẫn thu hút ngày càng nhiều khách hàng nước ngoài.

Trung Quốc đã bán nhiều loại máy bay không người lái quân sự khác nhau cho 9 quốc gia, trong đó có không ít đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, UAE, Pakistan, Ai Cập và Nigeria. Chỉ trong năm 2014, Trung Quốc đã xuất khẩu 5 máy bay không người lái cho Nigeria.

Công ty nghiên cứu thị trường (Forecast International) cho biết, giá trị sản xuất máy bay quân dụng không người lái toàn cầu năm 2014 là 942 triệu USD (5,84 tỷ nhân dân tệ), và dự đoán, đến năm 2023 con số này sẽ tăng lên tới 2,3 tỷ USD (14,268 tỷ nhân dân tệ).

Công ty này dự đoán, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ đối với nhà chế tạo máy bay không người lái lớn nhất Trung Quốc là Công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), công ty này sẽ trở thành nhà chế tạo máy bay quân dụng không người lái lớn nhất thế giới vào năm 2023.

Các chuyên gia quân sự đánh giá, máy bay không người lái của Mỹ thuộc loại MALE hiện tại bỏ xa đáng kể trước sản phẩm tương ứng của Trung Quốc về đặc điểm chiến thuật và tính năng kỹ thuật, lại đã từng chứng tỏ khả năng qua rất nhiều phi vụ tấn công khủng bố ở Yemen hay Pakisstan, Afghnistan…

Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn có một số điều kiện hạn chế trong việc xuất khẩu những phương tiện chiến đấu này. Nước mua vũ khí của Mỹ phải luôn luôn đáp ứng được một loạt yêu cầu chính trị và một số điều kiện khắt khe quá, đôi khi khiến họ không hài lòng.

Ngoài ra, máy bay không người lái Yi Long I do AVIC nghiên cứu chế tạo chỉ bán với giá 1 triệu USD, trong khi đó, máy bay không người lái MQ-9 Reaper do Mỹ nghiên cứu chế tạo bán với giá khoảng 30 triệu USD.

Vì vậy, ngày càng nhiều các nước Trung Đông, châu Phi và Trung Á bày tỏ mong muốn mua thiết bị bay không người lái quân sự của Bắc Kinh bởi mặc dù chưa rõ về chất lượng nhưng các UCAV của Trung Quốc như Yi long I và Rainbow (Cầu Vồng) CH-4 có giá rất rẻ.

Nhờ các loại vũ khí giá rẻ, cung cấp vô điều kiện, lại có thể cho vay tiền không lãi để mua, Trung Quốc đã củng cố vị trí của mình trong thị trường Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Iraq, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nigeria và có thể là cả Algeria.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận ​rằng, các thiết bị bay trinh sát và tấn công không người lái này đóng vai trò trọng tâm trong chiến thuật hiện đại chống khủng bố và phong trào nổi dậy, vì vậy việc xuất khẩu chúng có ý nghĩa chính trị to lớn.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh xuất khẩu UAV còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cho Trung Quốc. Thông qua chiến lược "ngoại giao UAV" này, Bắc Kinh cũng đã mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của mình ra khắp nơi trên thế giới, trong đó đã "mua chuộc" được không ít đồng minh của Washington như Saudi Arabia, Pakistan…

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng, nếu không kịp thời điều chỉnh lại các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí thì Mỹ không chỉ bị Trung Quốc cướp mất thị phần vũ khí trên thế giới, mà có thể còn bị suy giảm ảnh hưởng ở các khu vực châu Á và châu Phi, thậm chí là mất cả đồng minh.

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)