Thế giới

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công

Mở đầu phiên tòa ngày 14/3, công tố viên đã bác bỏ yêu cầu của các luật sư về việc hủy bỏ cáo buộc đối với Đoàn Thị Hương. Điều này đồng nghĩa cô tiếp tục phải chịu xét xử.

Bên ngoài tòa án Shah Alam diễn ra phiên xét xử Đoàn Thị Hương ngày 14/3, an ninh được thắt chặt. Rất ít phóng viên được phép tham dự và những người này đều bị thu điện thoại.

Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam, và Siti Aisyah, công dân Indonesia, bị bắt giữ ngày 15/2/2017, liên quan đến nghi án ám sát công dân Triều Tiên tên Kim Chol, được cho là Kim Jong Nam - anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Tám nghi can Triều Tiên đã rời khỏi Malaysia trong tháng 2 và tháng 3/2017. Hương và Siti bước vào giai đoạn đối chất biện hộ từ tháng 8/2018.

Siti Aisyah được trả tự do ngày 11/3. Tổng chưởng lý Tommy Thomas chỉ định công tố viên hủy cáo buộc chỉ riêng Siti. Tòa Thượng thẩm Shah Alam trả tự do cho Siti nhưng không hủy cáo trạng.

Đoàn luật sư của Đoàn Thị Hương yêu cầu hoãn phiên tòa, gửi thư yêu cầu tổng chưởng lý Malaysia đối xử công bằng và rút cáo buộc đối với Hương.

Malaysia cần thời gian xem xét lá thư của phía Việt Nam?

Trong khi luật sư của Đoàn Thị Hương tức giận vì tổng chưởng lý Malaysia đối xử phân biệt với Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah, một số nhà quan sát cho rằng việc này cần thời gian.

"Tôi nghĩ phiên tòa vẫn tiếp tục vì chính phủ Malaysia có lẽ đang xem xét thư đề nghị từ chính phủ Việt Nam. Cần phải nhớ rằng chính phủ Việt Nam mới chỉ đề nghị trả tự do trong tuần này", ông James Chin, giám đốc Viện châu Á ở Đại học Tasmania ở Australia, người nghiên cứu về các vấn đề chính quyền và là chuyên gia về Đông Nam Á, trả lời Zing.vn.

"Tôi nghĩ chính phủ Malaysia biết cứ tiếp tục phiên tòa sau khi đã thả đồng nghi phạm Indonesia sẽ không tốt cho hình ảnh của họ. Chúng ta cần chờ thêm vài ngày", ông nói.

"Tổng chưởng lý Malaysia đã không hành động công bằng"

"Tổng chưởng lý đã không hành động một cách công bằng. Quyền lợi của chúng ta theo đúng hiến pháp đã bị xâm phạm. Chúng tôi không muốn thách thức quyền của tổng chưởng lý và thể chế hiện nay. Tuy nhiên, quyền lực của ông ấy không phải là quyền lực tuyệt đối, mà phải đảm bảo công bằng và đúng đắn", luật sư của Đoàn Thị Hương, ông Hisyam Teh Poh Teik nói với các phóng viên.

Theo ông, cả 2 bị cáo đều đối mặt với cùng 1 cáo buộc, và họ cùng biện hộ rằng họ chỉ là "những con dê tế thần" trong kế hoạch của những người Triều Tiên, cùng bị lừa và nghĩ rằng "mình đang quay một video chơi khăm", nhưng chỉ có 1 người được hủy cáo buộc.

Ông Hisyam Teh Poh Teik nói rằng "quyết định này là không hay đối với hệ thống tư pháp hình sự của chúng tôi. Nó không mang lại niềm tin cho hệ thống tư pháp hình sự Malaysia".

Ảnh: Hoàng Việt.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công

"Rất tiếc là họ không thể thả Hương ra ngay"

Trả lời PV sau phiên tòa, Đại sứ Lê Quý Quỳnh nói rằng Đoàn Thị Hương "rất xúc động, rất mệt mỏi sau khi Siti Aisyah, bị cáo người Indonesia, được thả ra mà cô chưa được thả".

"Hương mong muốn là chính phủ và đại sứ quán giúp đỡ để cô ấy sớm được trả tự do. Luật sư khuyên cô ấy bình tĩnh, giữ gìn sức khỏe, mọi chuyện đâu sẽ có đó", ông cho biết.

Khi được hỏi cảm thấy thế nào về quyết định vừa qua của bên công tố, Đại sứ Quỳnh nói rằng ông "rất là tiếc là họ không thả Đoàn Thị Hương ngay".

"Đại sứ quán và chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục yêu cầu phía Malaysia đối xử công bằng với Đoàn Thị Hương và thả cô ấy càng sớm càng tốt", đại sứ nói với Zing.vn.

Ảnh: Hoàng Việt.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 1

Việt Nam thất vọng trước quyết định của công tố viên

Trả lời phóng viên tại phiên tòa, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh nói rằng "chúng tôi rất thất vọng với quyết định không thả Hương".

"Chúng tôi đề nghị tòa án xét xử công bằng và trả tự do cho Hương sớm nhất có thể", ông nói bằng tiếng Anh.

"Chúa biết tôi và Siti không làm gì cả"

Theo ghi nhận của phóng viên Vũ Mạnh từ phòng xử, Hương tỏ ra mất bình tĩnh, mệt mỏi, mặt trắng bệch. Trả lời Zing.vn, cô nói rằng cô không tức giận khi Siti Aisyah được thả.

"Vì Chúa biết cả hai chúng tôi đều không làm gì cả", Hương nói rất nhỏ, vừa nói vừa khóc nghẹn. Đoàn Thị Hương nhắn gia đình hãy cầu nguyện cho cô.

Đoàn Thị Hương tiếp tục ra tòa vào ngày 1/4

Theo Sky News, quá trình xét xử của Đoàn Thị Hương sẽ tiếp tục vào ngày 1/4.

Tại phiên tòa hôm 14/3, Hương tiếp tục khẳng định mình vô tội. Cô phủ nhận các cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh VX sát hại người được cho là Kim Jong Nam.

Công tố viên từ chối đề nghị thả Đoàn Thị Hương

James Pearson, phóng viên của Reuters tại khu vực Đông Nam Á, viết trên Twitter rằng quá trình xét xử Đoàn Thị Hương sẽ tiếp tục vì các công tố viên đã từ chối yêu cầu thả tự do cho Hương.

James Pearson là trưởng văn phòng của Reuters tại khu vực Việt Nam và Campuchia.

Luật sư của Đoàn Thị Hương bức xúc chỉ trích quyết định không rút cáo buộc nhắm vào Đoàn Thị HƯơng là hành động "ngoan cố" của phía cơ quan công tố, theo bản tin của Reuters sau đó.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 2

Siti cầu nguyện Đoàn Thị Hương cũng được tự do

Siti Aisyah, đồng bị cáo trong nghi án ám sát người được cho là Kim Jong Nam, chia sẻ cô đã cầu nguyện cho Đoàn Thị Hương được tự do, theo tường thuật của trang tin Merdeka.

"Tôi thật sự hy vọng cô ấy sớm được thả như tôi", Siti trả lời các phóng viên tại quê nhà Ranca Sumur, tỉnh Banten.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Siti nói đã có lúc cô tưởng đời mình sắp đến "điểm kết thúc". Cô gái sinh năm 1992 cho biết bản thân cũng rất sốc khi nghe phán quyết được trả tự do. 

Siti cho biết cô vẫn chưa định tâm sau những sóng gió vừa qua. "Giờ đây tôi chỉ muốn nghỉ ngơi, tránh xa truyền thông và sống cùng gia đình. Tôi chỉ muốn bình yên", Siti chia sẻ tại buổi họp báo ngày 13/3 ở Jakarta.

Trong ảnh là Siti Aisyah trả lời phỏng vấn đài BBC. 

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 3

“Không ngạc nhiên nếu bị cáo người Việt Nam cũng được thả”

“Malaysia muốn vụ này qua nhanh, vì để lâu sẽ mang lại thêm tin tức tiêu cực cho cả Malaysia lẫn Triều Tiên ... Bây giờ bị cáo người Indonesia đã được thả, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bị cáo người Việt Nam cũng được thả. Đối với tội giết người, yếu tố quan trọng nhất là động cơ giết người - trong trường hợp này, rõ ràng họ không có động cơ nào cả”, James Chin, giám độc Viện Châu Á ở Đại học Tasmania ở Australia, trả lời Zing.vn.

Khi được hỏi vụ án kéo dài 2 năm có phải là quá lâu, ông Chin nói “đối với án mạng, 2 năm là bình thường, thậm chí lâu hơn”.“Vụ án kéo dài lâu như vậy vì có những vấn đề với nhân chứng và bằng chứng - việc phân tích chất độc được tiến hành bên ngoài Malaysia”.

Phiên tòa bắt đầu

Phiên tòa ngày 14/3 sẽ bắt đầu bằng việc các công tố viên phản hồi yêu cầu hủy cáo buộc đối với Hương, như điều họ đã làm với Siti.

Hiện các phóng viên đã bị thu điện thoại để vào phòng xử.

Trong ảnh, các phóng viên có thẻ đứng trước phòng xử để chờ vào. Ảnh: Vũ Mạnh.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 4

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 5

Từ tháng 2/2017, Đoàn Thị Hương trải qua hàng loạt phiên tòa với cáo buộc ám sát người được cho là Kim Jong Nam. Hiện cô vẫn chưa được thả tự do và có thể phải đối mặt án tử hình.

Phái đoàn của Đại sứ quán Việt Nam đến tòa án

Sau phán quyết trả tự do cho nghi phạm Indonesia, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long chiều 12/3 đã gửi thư cho Tổng chưởng lý Malaysia để đề nghị xem xét trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Bộ trưởng đánh giá cao việc công dân Indonesia, người cùng chịu cáo buộc giống cô Đoàn Thị Hương trong vụ việc, đã được phía Malaysia trả tự do.

Ông khẳng định cả Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đều bị lợi dụng, lôi kéo vào vụ việc mà không biết hành động của bản thân có thể dẫn đến hậu quả chết người. Bộ trưởng đề nghị Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas xem xét, đưa ra quyết định trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương trên cơ sở đối xử pháp luật công bằng, phù hợp với quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đối tác chiến lược giữa hai nước.

Trong cuộc điện đàm cùng ngày với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi một số vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có phiên tòa của Đoàn Thị Hương. Bộ trưởng khẳng định lãnh đạo cấp cao và dư luận Việt Nam hết sức quan tâm đến quá trình xét xử cũng như kết quả vụ việc này và đề nghị phía Malaysia bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương.

Trong ảnh, phái đoàn của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đến Tòa Thượng thẩm Shah Alam vào sáng 14/3. Đại sứ Lê Quý Quỳnh là người đi giữa, mang cà vạt đỏ.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 6

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 7
Ảnh: Hoàng Việt.

"Tại sao tôi lại bị đối xử như vậy"

Ông Hisyam Teh Poh Teik, luật sư biện hộ chính cho Đoàn Thị Hương, cho biết thân chủ của ông rất sốc trước diễn biến tại phiên tòa ngày 11/3.

"Cô ấy đã bậc khóc. Trước khi Aisyah được thả, họ không cô độc. Cô ấy vẫn thấy vui cho Aisyah, nhưng khi ngồi xuống cô ấy đã thắc mắc vì sao không nhận được sự đối xử tương tự như Aisyah", ông kể lại với Zing.vn ngày 13/3.

Truyền thông quốc tế mô tả gương mặt Hương hiện nét bần thần sau khi Siti Aisyah được trả tự do. Cô phát biểu trong nước mắt trước Thẩm phán Azmi Ariffin: "Tôi không biết điều gì sắp xảy đến với mình. Tôi vô tội. Xin hãy cầu nguyện cho tôi".Cũng tại phiên tòa, đoàn luật sư biện hộ cho Hương đã thể hiện sự bức xúc khi phía công tố đối xử không công bằng giữa hai bị cáo.

"Cơ sở cho công lý ở đâu trong vụ án này? Cả hai đều chịu cáo buộc với cùng những bằng chứng, những biện hộ được đưa ra trên cơ sở gần giống hệt nhau", Salim Bashir, một trong những luật sư của Hương, nói tại tòa Shah Alam.

Indonesia vận động giải cứu Siti ngay từ đầu

Đại sứ quán Indonesia ngày 11/3 cho biết Tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh khởi động chiến dịch vận động hành lang, đòi tự do cho Siti ngay sau khi nghi phạm bị bắt giữ ngày 15/2/2017.

Theo Malaysia Reserve, chiến dịch giải cứu có sự tham gia của lãnh đạo hàng loạt bộ ngành liên quan, từ ngoại trưởng, bộ trưởng tư pháp, đến lãnh đạo lực lượng cảnh sát và cả lãnh đạo cơ quan tình báo Indonesia.Rusdi Kirana, Đại sứ Indonesia ở Malaysia, cho biết chiến dịch vận động hành lang được đẩy mạnh trong nhiều tháng qua. Nỗ lực kêu gọi trả tự do cho Siti được đề cập trong mọi cuộc họp song phương "từ cấp tổng thống, phó tổng thống, đến các cuộc họp cấp ngoại trưởng và các bộ khác".

Ngay khi trở về quên nhà vào chiều 11/3, Siti đã cảm ơn Tổng thống Widodo cùng chính phủ Indonesia đã giúp cô thoát án tử hình.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 8

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 9

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 10
Ảnh: Jakarta Post, Bernama, AP.

Bị lừa tham gia chương trình truyền hình thực tế

Cả Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương đều khẳng định mình được các nhân vật "người Hàn Quốc" tiếp cận và mời tham gia chương trình truyền hình thực tế.

Các bị cáo cho biết được yêu cầu đến sân bay Kuala Lumpur ngày 13/2/2017 để thực hiện một trò chơi khăm, không hay biết mình sẽ sử dụng chất độc thần kinh VX để giết hại người được cho là Kim Jong Nam.

Các luật sư cũng một mực cho rằng thân chủ của họ chỉ là "con tốt thí" trong vụ án mạng xuất phát từ động cơ chính trị. Họ nói phía công tố viên đã không chứng minh được hai cô gái có ý định giết người. Theo luật Malaysia, ý định giết người là yếu tố tối quan trọng để truy tố một người với tội danh này.

Trong ảnh, camera an ninh tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13/2/2017 ghi lại hình ảnh được cho là thời điểm Kim Jong Nam bị bôi chất độc VX lên người. Ảnh: Reuters.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 11
'Siti tự do, không thể chấp nhận công lý kiểu này cho Đoàn Thị Hương'

Công tố viên sẽ phản hồi yêu cầu hủy cáo buộc Hương

Phiên tòa sẽ bắt đầu vào 10h ngày 14/3 (giờ địa phương, tức 9h, theo giờ Hà Nội). Đoàn Thị Hương đã được đến tòa, hiện giới chức Malaysia đang làm thủ tục để các nhà báo để vào phiên tòa. Hiện mới có 10 phóng viên từ một số hãng tin lớn được vào.

Dự kiến, trong phần phát biểu mở đầu của phiên tòa, cơ quan công tố sẽ phản hồi về yêu cầu hủy các cáo buộc đối với Hương trong nghi án ám sát công dân Triều Tiên có hộ chiếu Kim Chol, được cho là Kim Jong Nam - anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, hồi tháng 2/2017.

Theo kế hoạch ban đầu, phiên đối chất của Hương diễn ra vào ngày 11/3. Tuy nhiên, công tố viên Malaysia hôm đó bất ngờ thông báo rút cáo buộc đối với đồng nghi phạm người Indonesia là Siti Aisyah. Việc ngưng truy tố khiến thẩm phán Azmi Ariffin ra phán quyết trả tự do cho Siti nhưng không hủy bỏ cáo trạng, để mở khả năng ra lệnh bắt giữ mới nếu có bằng chứng bổ sung.

Diễn biến hồi đầu tuần tại Shah Alam khiến truyền thông quốc tế sửng sốt, trong khi các luật sư của Đoàn Thị Hương phẫn nộ vì thân chủ bị đối xử không công bằng.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 12

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 13
Ảnh: Vũ Mạnh.

8 nghi can Triều Tiên không ai còn ở Malaysia

Cơ quan điều tra Malaysia ban đầu xác định có đến tám nghi can người Triều Tiên có liên quan đến vụ ám sát ngày 13/2/2017 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

"Chúng ta đều biết những kẻ chủ mưu là ai. Đó là bốn người Triều Tiên đã rời khỏi Malaysia. Điều đó không hề công bằng. Họ thậm chí không dám đề cập đến tên của những nghi phạm đó tại phiên tòa", Hisyam Teh Poh Teik, luật sư biện hộ chính cho công dân Việt Nam trong vụ án, trả lời Zing.vn. "Họ chỉ đưa ra cáo buộc nhắm đến Đoàn Thị Hương và Aisyah. Tại sao lại như vậy? Có phải họ cảm thấy sợ hãi?", ông Hisyam bày tỏ bức xúc.

Bốn nghi can được xác định đã lập tức rời khỏi Malaysia sau khi vụ án mạng diễn ra. Những đối tượng này được xác nhận thông tin trên hộ chiếu là Ri Ji Hyon (33 tuổi), Hong Song Hac (34), O Jong Gil (55), and Ri Jae Nam (57).

Cơ quan điều tra Malaysia sau đó bắt tạm giam một nghi phạm là Ri Jon Chol, được cho là hỗ trợ xe chở Hương và Siti đến hiện trường vụ án.Malaysia cũng xác định ba nghi phạm khác tại đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur là Kim Uk Il, Ri Ju U và Hyon Kwang Song. Trong đó, Hyon được thông tin là thư ký thứ hai của đại sứ quán. Hyon và Kim được cho là đã hỗ trợ bốn nghi phạm Triều Tiên rời khỏi Malaysia.

Trong giai đoạn khủng hoảng ngoại giao với Triều Tiên, Malaysia đã đồng ý trục xuất Ri Jon Chol ngày 3/3/2017. Ba nghi phạm còn lại rời Malaysia vào ngày 30/3.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 14

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 15
Trong ảnh, 4 nghi phạm Triều Tiên ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur ngày 13/2/2017 và nghi can người Triều Tiên Ri Jong Chol, tại sân bay Bắc Kinh ngày 4/3/2017 sau khi bị Malaysia trục xuất. 

Vụ giết người rúng động thế giới

Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam, và Siti Aisyah, công dân Indonesia, bị bắt giữ ngày 15/2/2017, liên quan đến nghi án ám sát công dân Triều Tiên tên Kim Chol, được cho là Kim Jong Nam - anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.Tám nghi can Triều Tiên đã rời khỏi Triều Tiên từ tháng 2 - 3/2017.

Hương và Siti bước vào giai đoạn đối chất biện hộ từ tháng 8/2018.

Ngày 11/3, Tòa Thượng thẩm Shah Alam kết luận các chứng cứ của bên công tố đủ tin cậy để tiếp tục xét xử.Siti Aisyah được trả tự do. Tổng chưởng lý Tommy Thomas chỉ định công tố viên hủy cáo buộc chỉ riêng Siti. Thẩm phán tuyên tự do cho Siti nhưng không hủy cáo trạng.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 16

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 17
Trong ảnh, Đoàn Thị Hương đến tòa ngày 14/3. Ảnh: Hoàng Việt.

Quyết định gây tranh cãi của tổng chưởng lý Malaysia

Hai nghi can trong nghi án Kim Jong Nam chính thức bước vào giai đoạn đối chất biện hộ vào tháng 8/2018.

Thẩm phán Azmi Ariffin tại Tòa Thượng thẩm Shah Alam kết luận các chứng cứ của bên công tố "đủ độ tin cậy" để tiếp tục xét xử, yêu cầu luật sư các bị cáo chuẩn bị biện hộ cho thân chủ trước khả năng nhận án tử hình.

Siti Aisyah ban đầu được lên lịch đối chất vào tháng 1, trước phiên của Đoàn Thị Hương. Tòa án sau đó dời lịch của Siti sang tháng 5. 

Tại phiên đối chất của Hương ngày 11/3, công tố viên bất ngờ thông báo rút cáo buộc đối với Siti Aisyah. Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas đưa ra quyết định theo đề nghị của Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia nhằm giữ quan hệ song phương tốt đẹp.

Tòa ra phán quyết trả tự do cho Siti nhưng không hủy bỏ cáo trạng, để mở khả năng ra lệnh bắt giữ mới nếu có bằng chứng bổ sung. Siti trở về nước vào chiều cùng ngày.

Đoàn Thị Hương được đưa đến tòa

Vào lúc 8h30 (giờ địa phương), Đoàn Thị Hương được đưa đếnTòa Thượng thẩm Shah Alam tại bang Selangor, Malaysia để tiếp tục phiên đối chất. Phiên tòa đã bị gián đoạn 3 ngày qua.

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 18

Đoàn Thị Hương chưa được thả, luật sư tức giận vì công tố bất công - 19
Ảnh: Hoàng Việt.

Theo Nhóm PV (Tri Thức Trực Tuyến)