Thế giới

Trạm vũ trụ Trung Quốc đã lao vào khí quyển Trái đất, 'bỏ mạng' tại khu vực Nam Thái Bình Dương

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell đã thông báo trên Twitter rằng trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc đã tiến vào khí quyển Trái đất.

Như đã đưa tin, các chuyên gia Trung Quốc đã xác định được thời điểm rơi của Thiên Cung-1 - trạm vũ trụ "quá đát" của họ. Theo dự kiến, trạm vũ trụ to bằng một chiếc xe bus, nặng 8,5 tấn sẽ tiến vào khí quyển Trái đất vào lúc 10h sáng ngày 1/4/2018 theo giờ Việt Nam.

Trạm vũ trụ Trung Quốc đã lao vào khí quyển Trái đất, 'bỏ mạng' tại khu vực Nam Thái Bình Dương
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 - niềm tự hào của Trung Quốc vào năm 2011

Và mới đây, trang News đăng tải thông tin, nhà thiên văn học Jonathan McDowell - nhà thiên văn học từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã thông báo trên Twitter rằng, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đã tiến vào khí quyển Trái đất, ở khu vực ngoài khơi Brazil - vào khoảng 8h sáng ngày 2/4 (theo giờ Việt Nam).

Trạm vũ trụ Trung Quốc đã lao vào khí quyển Trái đất, 'bỏ mạng' tại khu vực Nam Thái Bình Dương - 1
Nhà thiên văn học Jonathan McDowell đã thông báo trên Twitter của mình

Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết, xác trạm vũ trụ đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong quá trình tiến vào bầu khí quyển Trái đất.

Được biết trước đó, giới chuyên gia nhận định chỉ có khoảng 10% tàu vũ trụ có kích thước 8,5 tấn này "còn sống sót" khi hạ cánh xuống khí quyển Trái đất - chủ yếu là các bộ phận nặng như động cơ của Thiên Cung 1.

Trạm vũ trụ Trung Quốc đã lao vào khí quyển Trái đất, 'bỏ mạng' tại khu vực Nam Thái Bình Dương - 2
Trước đó, giới chuyên gia Trung Quốc nhận định, trạm vũ trụ dự kiến sẽ rơi xuống bờ biển Brazil, phía Nam Đại Tây Dương, gần thành phố Sao Paulo và Rio de Janeiro.

Theo như ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu), trạm vũ trụ "khủng" này sẽ rơi trong khoảng 43 độ Bắc hoặc 43 độ Nam. Vào thời khắc trạm vũ trụ tiến vào khí quyển, nó sẽ tạo ra những trận bão lửa rất lớn mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên một thiết bị hàng không vũ trụ của con người rơi xuống Trái đất. Nhưng trước kia, đó là vệ tinh, là tên lửa, chứ là cả một trạm vũ trụ như Thiên Cung-1 thì là hiếm.

Theo ESA tiết lộ, Thiên Cung 1 rơi chậm hơn so với dự báo 1 ngày - lý do là bởi các chùm năng lượng Mặt trời chiếu đến Trái đất hôm 26/3 đã không làm tăng mật độ phân tử của tầng thượng quyển như các nhà khoa học trông đợi.

Cần nói rõ rằng, mật độ phân tử cao của tầng thượng quyển có thể kéo trạm vũ trụ về với Trái đất nhanh hơn.

Trạm vũ trụ Trung Quốc đã lao vào khí quyển Trái đất, 'bỏ mạng' tại khu vực Nam Thái Bình Dương - 3

Trạm vũ trụ Trung Quốc đã lao vào khí quyển Trái đất, 'bỏ mạng' tại khu vực Nam Thái Bình Dương - 4

Tuy nhiên, tính đến nay thì nó đã cháy rụi và hạ cánh xuống Trái đất. Các chuyên gia nhấn mạnh, nếu có phát hiện thấy thì người dân không nên chạm vào các mảnh vụn của trạm vũ trụ bởi chúng có thể chứa chất ăn mòn hydrazine, hóa chất rất độc hại đối với con người.

Thiên Cung 1 là trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, được phóng vào năm 2011 và được mệnh danh là một biểu tượng chứng minh tham vọng chinh phục vũ trụ của quốc gia này.

Nhưng đến năm 2016, giới khoa học Trung Quốc buộc phải xác nhận họ đã mất quyền kiểm soát Thiên Cung 1, và dự tính nó sẽ va chạm với Trái đất trong năm 2017 hoặc 2018.

Kể từ đó, trạm vũ trụ dần dần vỡ vụn, tốc độ phân rã của trạm đã bị đẩy nhanh, khiến thời điểm va chạm sớm hơn so với dự tính.

Theo Ken (Helino)