Thế giới

Thực tế buồn: Hơn 100 chiếc F-35 không thể chiến đấu

Thông tin về việc F-35 của Mỹ lỗi phần mềm và không thể sẵn sàng chiến đấu đang khiến các quốc gia sở hữu lo ngại.

Thông tin về việc F-35 của Mỹ lỗi phần mềm và không thể sẵn sàng chiến đấu đang khiến các quốc gia sở hữu lo ngại.

Thuc te buon: Hon 100 chiec F-35 khong the chien dau

Hàng trăm chiếc F-35 không có khả năng chiến đấu (Ảhh minh họa: wikipedia.org)

Nhà báo này cho biết, hiện nay Hoa Kỳ đang tiến hành kiểm tra cẩn thận 108 máy bay tiêm kích thế hệ mới không thể chiến đấu vì hệ thống phần mềm của chúng.

Sau khi có kết quả kiểm tra sẽ quyết định số phận của chúng.

Theo một số nguồn tin, việc thay thế hoặc cải tiến tất cả chúng cần chi phí rất lớn, vì vậy không loại trừ khả năng tất cả chúng sẽ được dùng để đào tạo phi công.

Phóng viên này còn lưu ý rằng, ở Na Uy hiện nay có 7 chiếc máy bay tiêm kích như vậy do Mỹ sản xuất.

Ông cũng cho biết, mặc dù các kỹ sư, nhà thiết kế Lockheed Martin đã học được kinh nghiệm khi sản xuất máy bay tiêm kích F-22 và chú ý tới những vấn đề đã gặp phải trên F-22 nhưng dường như vẫn chưa đủ. Điều F-35 hơn F-22 đó là quy mô, kinh phí cũng như sự lan tỏa của nó.

Những kinh nghiệm từ việc sản xuất F-22 không đủ để giúp cuộc thử nghiệm F-35 thành công.

Cả 3 phiên bản đối với dự án F-35 đều gặp sự cố và đã buộc nhà sản xuất phải đổ thêm rất nhiều tiền để khắc phục chúng nhưng kết quả thu được không khiến các nhà lãnh đạo hài lòng.

Thậm chí theo nguồn tin từ Cơ quan Giám sát Quốc phòng và Cơ quan An toàn Kỹ thuật Hàng không Mỹ cho biết, trong suốt quá trình thử nghiệm máy bay tiêm kích F-35 đã khiến 22 phi công thương vong và nguyên nhân chủ yếu là do gặp vấn đề ở ghế bay của máy bay F-35.

Theo một số nguồn tin, sự cố đã xảy ra trong các khối chiến đấu đặc biệt (có tiêu chuẩn Block 2B). Để máy bay này có thể hoạt động trong cuộc chiến thực tế, hệ điều hành hoặc bộ não của chúng phải đạt tiêu chuẩn Block 3.

Kinh phí để tiến hành nâng cấp từ Block 2B lên Block 3 rất lớn, lên tới hàng tỷ USD. Hiện tại hệ điều hành trang bị cho máy bay này quá cũ và hiện đại hóa hoặc thay thế chúng hoàn toàn không khả thi.

Phóng viên ngạc nhiên vì chiếc máy bay “thô sơ” như vậy lại có thể được coi là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.

Thực tế máy bay thế hệ thứ 5 này đã gặp rất nhiều vấn đề, bao gồm về thiết kế, về công nghệ và độ tin cậy của chúng.

Ban đầu Hoa Kỳ kỳ vọng dự án này sẽ nâng tầm hơn nữa vị thế của Không quân Mỹ. Tuy nhiên các cuộc thử nghiệm gần như thất bại khiến dự án này gần như thất bại. ông Korswald kết luận.

Trước đó tờ The Times cho biết, khoảng 150 triệu bảng Anh cho mỗi chiếc máy bay tiêm kích ném bom thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ. Đây chỉ là mức giá gần đúng vì còn chi phí liên quan đến việc khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng loại máy bay này.

Nhớ lại rằng trước đó Mỹ đã tuyên bố giá mỗi chiếc F-35 không vượt quá 100 triệu bảng Anh. Vì vậy dự án này đứng trước nguy cơ bị dừng sản xuất. Và tính riêng đến tháng 7/2017 công ty Lockheed Martin đã ký hợp đồng với 11 quốc gia với tổng giá trị lên đến khoảng 37 tỷ USD.

Theo Minh Tú (Đất Việt)