Thế giới

Tên lửa mới của Nga làm phương Tây dậy sóng

Xuất hiện trong cuộc triễn lãm MAKS-2017, phương Tây đặc biệt quan tâm và lo ngại các phiên bản mới của tên lửa Nga Kh-38ME và APR-3ME “Grif”.

Xuất hiện trong cuộc triễn lãm MAKS-2017, phương Tây đặc biệt quan tâm và lo ngại các phiên bản mới của tên lửa Nga Kh-38ME và APR-3ME “Grif”.

Nguồn tin này cho biết rằng, các phiên bản nâng cấp này mạnh hơn hẳn các phiên bản cũ và buộc phương Tây phải lo lắng.

Ten lua moi cua Nga lam phuong Tay day song

Phiên bản hiện đại hóa Kh-38ME mới của Nga nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước phương Tây.

Đối với loại tên lửa Kh-38ME, đầu đạn có sự thay đổi lớn về hình dạng bên ngoài so với phiên bản trước của nó. Tập đoàn tên lửa chiến thuật (KTRV) đã ghép thêm cánh lái cố định nhằm mục đích giảm bớt chịu lực bề mặt và trên cánh tên lửa.

Ngoài ra đầu tự dẫn của tên lửa cũng được thay đổi hình dạng. Các cánh lái gấp trên đầu không còn nữa, chúng cũng có thể được treo ở các khoang vũ khí bên trong máy bay.

Dựa vào đặc điểm này các chuyên gia dự đoán rằng, các nhà thiết kế Nga đã thiết kế sao cho các đầu đạn có thể bay phóng ở tốc độ cao từ khoang bên trong.

Phiên bản Kh-38ME là loại tên lửa hàng không tầm ngắn được dùng để tiêu diệt các mục tiêu nhóm và đơn lẻ trên mặt đất cũng như các tàu mặt nước của kẻ thù trong dải ven biển.

Đặc điểm nổi bật của phiên bản Kh-38ME này là được thiết kể dạng mô đun, đảm bảo tăng cường hiệu quả chiến đấu nhờ sử dụng các hệ thống dẫn đường và phần chiến đấu khác nhau.

Loại tên lửa mới này dự kiến sẽ được trang bị cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 và các loại máy bay tiêm kích đa năng Su-35, MiG-35. Tên lửa này lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm MAKS-2017 và thu hút sự quan tâm của các chuyên gia nước ngoài và truyền thông thế giới.

Đối với Kh-38M, chúng đã được các chuyên gia hoàn thiện. Sau khi nâng cấp tầm bắn của nó sẽ tăng lên gấp đôi từ 40 km đến 70 km.

Nhớ rằng, tên lửa Kh-38M là loại tên lửa đa năng dạng mô đun lớp “không đối mặt” thuộc thế hệ mới, chúng sẽ nhanh chóng thay thế một số loại đầu đạn tên lửa Kh-25M và Kh-29M. Lưu ý rằng, tên lửa này cũng có hai biến thể cải tiến: Kh-38MA với đầu đạn tự dẫn bằng radar và tên lửa Kh-38MK với đầu đạn chùm.

Tên lửa mới cuối cùng của KTRV giới thiệu tại triển lãm đó là tên lửa chống ngầm APR-3ME “Grif”. Loại đầu đạn tên lửa này khác với loại tiền nhiệm ‘Orel” đó là khối lượng giảm đến 470 kg và kích thước nhỏ hơn (chiều dài giảm từ 3,68 m xuống còn 3,25 m).

Động cơ phụt kiểu tua bin sử dụng nhiên liệu rắn đã được hiện đại hóa, điều này cho phép động cơ tăng được thời gian hoạt động và tầm bắn của tên lửa. APR-3ME “Grif” cũng được tích hợp đầu đạn tự dẫn có độ nhạy cảm cao hơn và khả năng bảo vệ trước nhiễu cũng như tác động điện từ bên ngoài tốt hơn.

Tên lửa này có thể tiêu diệt được các tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 800 m và tốc độ lên đến 80 km/h ở khoảng cách 2500 m.

Hiện nay Nga đang sở hữu nhiều lại tên lửa chiến lược với tầm bắn khác nhau có hiệu quả rất cao, đặc biệt là tên lửa hành trình Kalibr, tuy nhiên người Nga vẫn chưa muốn dừng lại khi tạo ra các phiên bản mới này.

Nội bộ phương Tây một lần nữa lại dậy sóng và buộc phải tìm cách để ngăn chặn mối đe dọa này.

Theo Nguyễn Đông (Baodatviet.vn)