Thế giới

Tên lửa cho Molniya Việt Nam chiếm gần... 40% giá trị tàu

Molniya Dự án 1241.8 là lớp tàu tên lửa tấn công nhanh có dàn hỏa lực chống hạm mạnh nhất hiện nay trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam.

Molniya Dự án 1241.8 là lớp tàu tên lửa tấn công nhanh có dàn hỏa lực chống hạm mạnh nhất hiện nay trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam.

Sự đáng sợ của Molniya chủ yếu dựa vào kích thước nhỏ gọn, độ cơ động rất nhanh và đặc biệt là nó mang theo số lượng đạn tên lửa hành trình chống hạm gấp từ 2 đến 4 lần một tàu chiến cùng loại hoặc lớn hơn.

Trang bị 16 tên lửa Kh-35 Uran-E, "Tia chớp" có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến, tàu vận tải hay tàu đổ bộ có lượng giãn nước đầy tải lên tới 5.000 tấn của đối phương chỉ bằng một phát bắn duy nhất.

Nếu khai hỏa một nửa cơ số đạn cho đúng một mục tiêu thì đủ sức đánh chìm khu trục hạm 10.000 tấn.

Mang theo khối lượng vũ khí nhiều như vậy, dĩ nhiên chi phí đầu tư cho tên lửa sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của tàu.

Ten lua cho Molniya Viet Nam chiem gan... 40% gia tri tau

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Dự án 1242.1 của Hải quân Nga

Theo số liệu từ trang mạng National Creation Wiki, một tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc Dự án 1242.1 (phiên bản nội địa dùng để thử nghiệm trong Hải quân Nga, cấu hình giống hệt Molniya 1241.8 dành cho xuất khẩu ) có giá đơn vị là hơn 60 triệu USD.

Trong khi đó căn cứ đơn giá tên lửa Kh-35 Uran-E được Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport bán ra bên ngoài là 1,5 triệu USD/quả, thì 16 đạn Uran-E có giá trị tới 24 triệu USD, tức là chiếm tới gần 40% chi phí cấu thành con tàu.

Nếu so sánh với đơn giá xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S (ước tính vào khoảng 4 triệu USD/xe) thì tương đương với việc mỗi bên mạn tàu tên lửa Molniya 1241.8 có 3 chiếc chiến xa loại này đứng xếp hàng dọc theo boong.

Ten lua cho Molniya Viet Nam chiem gan... 40% gia tri tau

Cặp tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam

Rõ ràng chi phí đầu tư cho hải quân nói riêng cũng như cho quốc phòng nói chung là rất lớn, cho nên cần thiết phải được tính toán sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, đồng thời phát huy tác dụng răn đe cũng như hài hòa với nguồn ngân sách phân bổ.

Với tình hình thực tế của Việt Nam, chiến lược tập trung vào lớp chiến hạm nhỏ, nhẹ nhưng uy lực mạnh này tỏ ra là hướng đi rất đúng đắn để xây dựng nên một thế trận phòng thủ biển đảo vững chắc.

Theo Chí Linh (Đất Việt)