Thế giới

Hé lộ sự thật ít biết về hậu duệ danh tướng Mã Siêu lưu lạc sang châu Âu sau họa tru di

Trước khi trở thành Hổ tướng dưới trướng Lưu Bị, Mã Siêu từng đại bại trước Tào Tháo ở trận Đồng Quán năm 212, cột mốc khiến toàn bộ nhà họ Mã hơn 200 mạng (trừ Mã Siêu và Mã Đại) bị tru di tam tộc. Nhưng những nghiên cứu lịch sử mới nhất cho thấy, vẫn còn ít nhất một hậu duệ trực huệ của gia tộc Mã Siêu đã trốn thoát khỏi cuộc “tắm máu” này, lưu lạc sang tận Ba Tư và trở thành anh hùng dân tộc… của quốc gia Armenia.

Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một võ tướng cuối thời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông mang trong mình dòng máu rợ Khương và được cho là hậu duệ của Phục Ba Tướng quân danh tiếng lẫy lừng- Mã Viện.

Hé lộ sự thật ít biết về hậu duệ danh tướng Mã Siêu lưu lạc sang châu Âu sau họa tru di
Mã Siêu - một trong Ngũ Hổ tướng nhà Thục

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa hình tượng nhân vật Mã Siêu được La Quán Trung tô son và sửa đổi khá nhiều. Siêu có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu" (nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ), khởi binh trả thù cho cha, chiếm được thành Trường An, truy sát khiến Tào Tháo phải cắt râu vất áo, đại chiến Hứa Chử và Trương Phi, và cuối cùng trở thành một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Tất cả các chi tiết này, dù vậy, đều là hư cấu!

Bởi theo ghi chép chính sử thì Mã Siêu dù võ nghệ tuyệt luân, sức định muôn người song lại là kẻ vô mưu, một đại tướng… thường bại. Đương thời Mã Siêu bị nhiều người căm ghét vì những hành động bất nhân như tạo phản, giết hại trẻ con và người già... cuối cùng khiến cha, em, vợ, con của mình đều bị giết.

Trong "Ích Châu Kỳ Cựu Truyện", người Thái thú Thục quận là Cương Thương đánh giá Mã Siêu là kẻ "dũng mãnh mà bất nhân, thấy lợi không kể đến tình nghĩa". Sử Tam quốc chí bình luận Mã Siêu là "kẻ ngông cuồng, tự đại, cuối cùng khiến cả họ tộc bị diệt vong".

Hé lộ sự thật ít biết về hậu duệ danh tướng Mã Siêu lưu lạc sang châu Âu sau họa tru di - 1
Thất bại của Mã Siêu trước Tào Tháo ở trận Đồng Quan năm 212 khiến gần như toàn bộ gia tộc họ Mã ở Kinh thành bị tiêu diệt

Năm 212, liên quân Quan Trung của Mã Siêu và Hàn Toại trúng kế ly gián của Tào Tháo dẫn đến kết cục đại bại ở trận Đồng Quan. Siêu bị Tháo truy kích đến tận An Định, phải trốn nhờ tộc người Nhung.

Tháo sau khi đánh bại Siêu trở về Hứa Xương, nhân danh Hán Hiến Đế đã hạ lệnh giết chết Mã Đằng – cha của Siêu đồng thời tru di tam tộc tất cả những người họ Mã ở kinh thành.

Theo sử sách thời đó, gia tộc của Mã Đằng hơn hai trăm nhân khẩu không ai trốn thoát đều bị giết chết, chỉ có Mã Siêu và Mã Đại nhờ rút về Lũng Thượng sau thất bại ở trận Đồng Quan nên tránh được họa sát thân.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, trong cuộc “tắm máu” mà Tháo dành cho gia tộc họ Mã năm 212, không chỉ có anh em Mã Siêu – Mã Đại mà vẫn còn ít nhất một hậu duệ trực hệ của Mã Đằng chạy thoát, lưu lạc sang tận Ba Tư. Người này có tên Mã Kháng, trong một số ghi chép là cháu gọi Mã Đằng là bác, tức em họ của Mã Siêu.

Hé lộ sự thật ít biết về hậu duệ danh tướng Mã Siêu lưu lạc sang châu Âu sau họa tru di - 2
Nhưng không chỉ có Mã Siêu và Mã Đại, vẫn còn một hậu duệ của gia tộc họ Mã, tên Mã Kháng trốn thoát khỏi cuộc "tắm máu" của Tào Tháo

Nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Tô Trọng Tường, vài năm trước, công bố một kết quả nghiên cứu cực kì quan trọng. Theo đó, ông khẳng định mình đã tìm thấy hậu duệ của Mã Siêu ở Armenia - quốc gia liên lục địa giữa châu Âu và Tây Nam châu Á.

Theo ông thì truyền nhân của Mã Siêu là Mã Kháng đã thoát được họa tru di, trốn đi và phục hưng họ Mã ở tận Armenia, hình thành nên gia tộc Mamikonean lừng danh.

Theo nghiên cứu của giáo sư Tô thì vào đầu thế kỷ thứ III, có một nhánh người Trung Hoa di cư sang Armenia. Người đứng đầu tên Mamik (tức Mamgon) chính là Mã Kháng, tự xưng thuộc hoàng tộc Trung Hoa, do đắc tội nên phải trốn sang Ba Tư (Iran ngày nay). Hoàng đế Ba Tư cho những người lánh nạn này vượt về phía Tây đến Armenia.

Hé lộ sự thật ít biết về hậu duệ danh tướng Mã Siêu lưu lạc sang châu Âu sau họa tru di - 3
Mã Kháng lưu lạc tới tận Ba Tư (Iran ngày nay) trước khi lập lên gia tộc gia tộc Mamikonean lừng danh tại Armenia

Tính thời gian trị vì của hoàng đế Ba Tư và Armenia lúc ấy ứng vào thời điểm dòng họ Mã ở Trung Quốc bị họa diệt tộc. Thời gian Mã Kháng đến Armenia tị nạn cũng đúng vào thời Tam Quốc. Đối chiếu với các sự kiện sử chép lại, chỉ có hậu duệ của Mã Siêu là tương ứng với gia tộc Mamikonean.

Theo Lịch sử Armenia, Hoàng đế Armenia phân phong cho Mã Kháng ở vùng Dalung, hình thành nên gia tộc Mamikonean. Đây là một gia tộc hùng mạnh vào thời cổ trung đại của nước này, đến nay vẫn còn rải rác ở vùng Tây Á. Gia tộc này có công lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ, chống Ba Tư, giúp Armenia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới lấy Ky tô giáo là quốc giáo vào đầu thế kỷ thứ V.

Sử chép rằng gia tộc Mamikonean có một đội quân thiện chiến với lối giáp công theo kiểu “cuốn chiếu” vây bọc đối phương rất lợi hại. Lối đánh ấy chưa hề phổ biến ở Tây Á trước đó mà chỉ thịnh hành ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, nơi người Khương từng hùng cứ. Mà đội quân Tây Khương do Mã Siêu chỉ huy chính là điển hình cho lối đánh này.

Hé lộ sự thật ít biết về hậu duệ danh tướng Mã Siêu lưu lạc sang châu Âu sau họa tru di - 4
Tượng đài anh hùng dân tộc Armenia - Gardan Mamikonean hậu duệ Mã Siêu tại thủ đô nước này

Các hậu duệ trong gia tộc này như Gardan Mamikonean, Garan Mamikonean... sau này đều trở thành anh hùng dân tộc của Armenia. Năm 1991, Armenia đã lập ra huân chương "Gardan Mamikonean" tặng cho những người có cống hiến đặc biệt cho độc lập dân tộc. Tại thủ đô Yerevan còn có tượng người anh hùng Gardan Mamikonean.

TẦM HOAN (SHTT)