Thế giới

Sát thủ mìn diệt tăng biến M1A2 Abrams thành sắt vụn

Không chỉ có các loại tên lửa và hệ thống phòng thủ tiên tiến, các loại mìn chống tăng của Nga được coi là sát thủ diệt tăng hàng đầu thế giới.

Sát thủ mìn diệt tăng biến M1A2 Abrams thành sắt vụn
Các loại mìn của Nga được coi là những sát thủ chống tăng hiệu quả mặc dù chúng được sản xuất từ thời Liên Xô.

Hãng tin RIA Novostia cho biết rằng, một chiếc xe bọc thép hiện đại có thể trở thành một đống sắt vụn nếu trúng phải loại mìn của Nga và được thực hiện bởi những người lính công binh chuyên nghiệp.

Những loại mìn chống tăng đã trở thành nỗi khiếp sợ của xe tăng và trở thành thứ vũ khí nguy hiểm không thể thiếu trong trang bị của quân đội Nga.

“Sát thủ bánh xích”

Một trong những loại mìn chống tăng có độ tin cậy và mức nguy hiểm cao nhất đó là TM-62M, chúng được trang bị cho lực lượng vũ trang Liên Xô (Nga) từ những năm 1960. Loại mìn này tròn dẹt, bằng kim loại và bên trong chứa 7,5 kg thuốc nổ.

Với lượng thuốc nổ này khi phát nổ đủ để làm hỏng trục lăn bánh xích, phá hủy sự cân bằng của xe tăng khiến chúng khó có thể hoạt động bình thường. TM-62M được coi là loại mìn hiệu quả nhất của Liên Xô.

Cấu tạo của chúng rất đơn giản nên quá trình sản xuất rất nhanh. Kiểu cấu tạo mìn chung với kíp nổ cho phép kiểm soát phát nổ. Mìn không dùng loại kíp nổ cảm ứng nên lắp đặt rất dễ dàng.

Đây được coi là loại vũ khí rất phổ biến và được những người lính công binh Nga rất ưa chuộng. Mìn và kíp nổ thường được lấp dưới đất hoặc lớp ngụy trang.

“Từ trường nguy hiểm”

Loại mìn hiện đại hơn là TM-89 nổ xuyên lõm. Chúng được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga từ năm 1993.

Mìn có trọng lượng 11,5 kg và có đường kính 320 mm. Mìn được thiết kế để tiêu diệt xe tăng từ phía dưới. Hỏa lực của mìn đủ để xuyên thủng lớp thép cán 220 mm.

Vì vậy xe tăng Mỹ M1A2 “Abrams” với lớp giáp dày 80 mm không phải là vấn đề.

TM-89 nổ theo 2 dạng khác nhau. Đầu tiên, khi xe tăng chạm qua mìn kíp nổ được kích hoạt nhờ dao động từ trường, sau đó một vụ nổ trung gian có tác dụng loại bỏ lớp đất xung quanh và cuối cùng phần chiến đấu chính được kích hoạt. Kết quả mìn phá vỡ phần dưới của xe tăng và phá hủy xe tăng cũng với kíp lái.

Cách thứ hai là khi xe tăng chạm vào mìn, kíp bị nhấn xuống và mìn nổ bình thường như loại “sát thủ bánh xích”.

“Tấn công bên sườn”

Mìn TM-83 rất khác biệt so với những loại mìn còn lại cả về cấu tạo lẫn nguyên tắc hoạt động. Thiết bị nổ này là một khối trụ kim loại kích thước 455x377 mm.

Chúng phá hủy xe tăng không phải từ phía dưới mà từ phía bên sườn. TM-83 thường được đặt bên lề đường.

Loại mìn này có ngòi nổ tổ hợp quang học địa chấn, cảm biến địa chấn BT-02 và cảm biến quang học BT-01.

TM-83 có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày 100 mm ở khoảng cách 50 m. Đặc biệt mìn có thể được kích nổ từ xa.

“Mìn nổ loạt”

Trong nhiều trường hợp chúng ta không có đủ thời gian để lắp đặt các thiết bị nổ và cần phải ngăn chặn xe tăng đối phương tấn công. Lúc này PTM-1 có thể được sử dụng.

Thiết bị nổ có trọng lượng nhỏ chỉ khoảng 1,5 kg. Thân vỏ được làm bằng polietilen. Điểm đặc biệt đó là có thể dùng hệ thống hỏa lực phóng loạt phóng. Vì vậy có thể liên tục tạo ra hàng loạt vụ nổ.

PTM-1 có thể được ném ra xa ở khoảng cách 35 km bằng cách đặt vào hệ thống hỏa lực phóng loạt “Uran”. Hệ thống được lắp loại tên lửa 9M27K2, mỗi tên lửa mang theo 24 quả mìn.

Nếu lắp đầy đủ với 16 tên lửa tương đương với 384 quả mìn và bao phủ diện tích 150 hécta. Mìn được kích hoạt tự động sau khi rơi xuống. Đáng chú ý PTM-1 chỉ có hiệu quả với công nghệ xe bánh xích.

“Sát thủ chống tăng”

PTM-1 được nâng cấp thành nhiều phiên bản khác nhau như PTM-3, PTM-4. Chúng đều có những tính năng của PTM-1.

PTM-3 có trọng lượng khoảng 1,5 kg nhưng năm quả được đưa vào một vỏ kim loại. Mìn phá hủy thiết bị đối phương bằng nổ xuyên lõm. Điểm đặc biệt là mìn sẽ tự hủy sau 8 đến 24 giờ.

PTM-4 hiện đại hơn và có thể tự hủy nhờ được lập trình sẵn. Sức mạnh của PTM-4 cho phép chúng có thể phá hủy bất kỳ xe tăng hiện đại nào từ phía dưới và tiêu diệt toàn bộ kíp lại.

Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)