Thế giới

S-500 thách thức hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ

Hệ thống phòng không tối tân S-500 bắn xa tới 600 km, tầm cao 200 km sẽ là đối thủ nặng ký đối với hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.

Hệ thống phòng không tối tân S-500 bắn xa tới 600 km, tầm cao 200 km sẽ là đối thủ nặng ký đối với hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.

Tuy nhiên, S-500 mới chính là trọng tâm trong việc phát triển năng lực phòng thủ đường không của Nga. S-500 Triumfator là nỗ lực lớn của Nga trong việc xây dựng lá chắn tên lửa chống lại mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.

Moscow tuyên bố, S-500 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017 cùng bảng thông số kỹ thuật cực kỳ ấn tượng về đặc tính kỹ chiến thuật của hệ thống. S-500 còn có biệt danh là Prometey (Hành tinh chết) được giới thiệu có thể tấn công mục tiêu ở độ cao từ 185-200 km, cho phép phá hủy tên lửa đạn đạo liên lục địa và vệ tinh ở quỹ đạo thấp.

S-500 được cho là có tầm bắn xa tới 600 km, vượt trội so với 400 km của S-400. Đại tướng Viktor Bondarev, Tư lệnh Không quân Nga cho biết S-500 có thể phóng cùng lúc 10 tên lửa, thời gian phản ứng với mục tiêu chỉ từ 3-4 giây so với thông 6 tên lửa và 9 giây của S-400.

S-500 thach thuc he thong phong thu THAAD cua My hinh anh 1

Ảnh đồ họa được cho là của S-500. Đến nay chưa có hình ảnh nào về hệ thống được rò rỉ. Đồ họa:Russian Military.

Điểm nổi bật của S-500 so với các S-300 và S-400 là sử dụng công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” (truy đuổi, tiêu diệt), tức phá hủy mục tiêu bằng động năng sinh ra từ vụ va chạm tốc độ cao, thay cho thuốc nổ. Các loại đạn tên lửa 77N6-N và 77N6-N1 có tốc độ lên đến 5-7 km/giây cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo và các vũ khí tốc độ cao khác.

Một số quan chức quốc phòng Nga tỏ ra ấn tượng, trong khi một số khá thận trọng khi đề cập đến thông số kỹ thuật của S-500. Các quan chức quân đội Nga nói rằng bắt đầu quá trình thử nghiệm S-500 nhưng kết quả không được công bố.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ cũng phải trải qua nhiều thất bại trong thử nghiệm trước khi đạt được tỷ lệ thành công đủ tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng. Hệ thống S-500 của Nga cũng có thể gặp phải vấn đề tương tự.

S-500 thach thuc he thong phong thu THAAD cua My hinh anh 2

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 trong một cuộc diễu binh. Ảnh: Sputnik.

Tất nhiên, các kỹ sư của Almaz – Antey có thể thành công hơn nhưng cho đến khi dữ liệu thử nghiệm được công bố, chưa thể xác định đặc tính kỹ thuật của S-500 có bị cường điệu hóa hay không. Tên lửa S-500 được cho là bản thu nhỏ của tên lửa đánh chặn 53T6 được bố trí trong các silo cố định xung quanh Moscow.

S-500 được bố trí bên trong các container đặc biệt có thể tránh bị phát hiện bằng vệ tinh và các phương tiện trinh sát trên không. Ngoài ra, hệ thống sử dụng kênh liên lạc mã hóa với khả năng nhảy tần số liên tục, giúp chống lại các biện pháp chiến tranh điện tử của đối phương.

Một lợi thế khác của S-500 là tầm bắn rất xa làm cho nó trở thành vũ khí lý tưởng để loại bỏ các mục tiêu lớn và không tàng hình như máy bay tiếp dầu, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không. Các máy bay này buộc phải hoạt động ngoài tầm bắn của S-500, làm giảm hiệu quả của các nhiệm vụ trên không.

Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng quá trình đưa S-500 vào sử dụng có thể chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Paul Schwartz, Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế cho biết không có bằng chứng nào cho thấy việc triển khai S-500.

Alexander Khramchikhin, Viện Phân tích Chính trị và Quân đội nói rằng S-500 khó có thể triển khai trước năm 2020 do những chậm trễ trong phát triển tên lửa mới. Nếu có triển khai sớm, S-500 khi đó có thể phải sử dụng đạn tên lửa của hệ thống S-400. 

Theo Quốc Việt (Tri Thức Trực Tuyến)