Thế giới

Quân đội Trung Quốc cắt 18 thượng tướng

18 thượng tướng trong số gần 50 sĩ quan chỉ huy cao cấp đương nhiệm trong Quân đội Trung Quốc bị cắt giảm.

18 thượng tướng trong số gần 50 sĩ quan chỉ huy cao cấp đương nhiệm trong Quân đội Trung Quốc bị cắt giảm.

Gần 50 sĩ quan chỉ huy cao cấp đương nhiệm sẽ phải rời vị trí của mình trong đợt cải tổ này, bao gồm 18 thượng tướng, theo South China Morning Post.

Quan doi Trung Quoc cat 18 thuong tuong
Thượng tướng quân đội Trung Quốc bị cắt giảm tới 18 người. Ảnh minh họa

Những thay đổi nhân sự cấp cao sắp tới là nhằm mục đích thúc đẩy một thế hệ sĩ quan chỉ huy mới tài năng và trẻ tuổi, những viên tướng già phải nhường chỗ cho họ, một nguồn tin độc lập cho biết.

Những viên tướng sẽ phải về hưu đợt này bàn tán trên các phương tiện truyền thông xã hội (weibo) về những quan chức quân sự.

2 Thượng tướng đầu tiên được cho là sẽ phải rời chức vụ là ông Lý Á Châu - Chính ủy Học viện Quốc phòng, một học giả nổi tiếng về các vấn đề quân sự, ông Thái Anh Đĩnh - Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự.

Việc cắt giảm 2 chỉ huy hàng đầu của 2 nhà trường quân đội là việc đầu tiên tiến tới sáp nhập Học viện Khoa học Quân sự và Học viện Quốc phòng thành một trường.

2 Thượng tướng thân tín với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng nằm trong danh sách buộc phải về hưu: Giả Đình An - Phó chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương, Đỗ Kim Tài - Bí thư Ban Kiểm tra kỷ luật Quân ủy Trung ương.

1 Thượng tướng ban đầu được cho là "có triển vọng" cũng sẽ về hưu là ông Tôn Kiến Quốc - Phó Tổng tham mưu trưởng, người đại diện quân đội Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-la tại Singapore trong 2 năm 2015, 2016.  Ban đầu người ta tin rằng ông Tôn Kiến Quốc sẽ là ứng viên thay thế ông Ngô Thắng Lợi làm Tư lệnh Hải quân, nhưng một nguồn tin khác nói với South China Morning Post, Phó Đô đốc Thẩm Kim Long 60 tuổi, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đương nhiệm đã được nhắm cho vị trí này.

Riêng trường hợp Thượng tướng Lý Tác Thành, Tư lệnh Lục quân Trung Quốc sẽ không về hưu, mà nhiều khả năng có thể trở thành Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương trước hoặc sau Đại hội 19.

3 Phó Tổng tham mưu trưởng khác gồm Thích Kiến Quốc, Từ Phấn Lâm, Vương Quán Trung cộng với 3 Phó chủ nhiệm Bộ Công tác chính trị là 6 thượng tướng khác cũng sẽ rời chức vụ trong đợt cải tổ này.

Lương Quốc Lương, một chuyên gia quân sự tại Hồng Kông nhận định, đợt cải tổ này là một phần trong nỗ lực của ông Tập Cận Bình để giảm bớt nhân sự chỉ huy cấp cao của quân đội cồng kềnh nhất thế giới để tạo ra một lực lượng tác chiến nhanh nhẹn, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Toan tính cải tổ Hải quân 

Về Hải quân, Trung Quốc đang chuẩn bị nhân sự thay thế ông Ngô Thắng Lợi,  Tư lệnh hải quân đã đến tuổi nghỉ hưu, năm nay 71 tuổi. Ứng viên sáng giá cho chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay thế ông Ngô Thắng Lợi, theo các nguồn tin của South China Morning Post, là Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đương nhiệm.

South China Morning Post ngày 13/1 dẫn 4 nguồn tin độc lập cho biết, quân đội Trung Quốc có khả năng phá vỡ truyền thống nếu đề nghị bổ nhiệm một sĩ quan hải quân làm Tư lệnh Chiến khu Nam. Chiến khu này vốn là  đại quân khu Quảng Châu trước kia, phụ trách hạm đội Nam Hải hoạt động ở khu vực Biển Đông.

Quan doi Trung Quoc cat 18 thuong tuong
Ông Viên Dự Bách khi còn đeo hàm Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng Hải quân).

Cải tổ Chiến khu Nam bằng cách để một sĩ quan hải quân làm Tư lệnh chiến khu Nam là bước quan trọng thể hiện xu thế hướng đông của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. 70 năm qua, đại quân khu Quảng Châu và bây giờ là Chiến khu Nam có địa bàn hoạt động trên toàn tuyến biên giới giáp Myanmar và Việt Nam, Biển Đông, với 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và Hải Nam, thường do một tướng lục quân lãnh đạo.

Do đó chỉ huy của lực lượng này phải có kinh nghiệm triển khai, tác chiến trên biển, điều phối hiệp đồng quân binh chủng. Các nhân sự từ lục quân không đáp ứng yêu cầu này.

Phó Đô đốc Viên Dự Bách, Phó tư lệnh Chiến khu Bắc dường như là ứng viên hàng đầu cho ghế Tư lệnh Chiến khu Nam.

Tờ báo Hồng Kông cho rằng, động thái mới sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình tập trung quyền lực trong lực lượng vũ trang.

Đây là bước tiếp theo sau khi ông Tập tái cấu trúc lại bộ máy chỉ huy quân đội, loại bỏ 7 đại quân khu thành lập 5 chiến khu, xóa Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị để thành lập 15 cơ quan nhỏ gọn giúp việc cho Quân ủy Trung ương, vì thế Trung Quốc không cần quá nhiều tướng cấp cao.

Nguồn tin nói với South China Morning Post, trên thực tế có một quy tắc bất thành văn trong đợt cải tổ này là, các tướng nào dưới 63 tuổi thì có khả năng được ở lại.

Theo Kim Hoa (Đất Việt)