Thế giới

Phát hiện trữ lượng kim cương khổng lồ dưới lòng đất

Hơn 1 triệu tỷ tấn kim cương vẫn nằm trong lòng đất, gấp 1.000 lần con số từng được ước lượng, đó là kết luận trong báo cáo gần đây của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Nhưng cũng đừng trông chờ có cuộc chạy đua mới đi đào kim cương. Số kim cương này nằm sâu hơn bất kỳ vị trí nào mà các máy đào có thể vươn đến, khoảng 145-240 km dưới bề mặt Trái đất của chúng ta.

"Chúng ta không thể có hết chúng, nhưng (chúng vẫn nằm đó), có nhiều kim cương hơn chúng ta nghĩ trước đây", Ulrich Faul, nhà nghiên cứu tại Viện Trái đất, Khí quyển và Khoa học Hành tinh của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). "Điều nay cho thấy kim cương có lẽ khá phổ biến về mặt số lượng".

Phát hiện trữ lượng kim cương khổng lồ dưới lòng đất
Các nhà khoa học tại MIT có rằng số kim cương tồn tại trong lòng Trái đất nhiều hơn nhiều so với số từng được ước lượng trước đó.

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ địa chất để phân tích các sóng âm chạy qua Trái đất và khám phá ra kho báu này nằm bên trong các kiến trúc địa chất gọi là "nền cổ", lớp nền có hình dạng như dãy núi úp ngược chạy dọc theo lớp vỏ Trái đất và đâm vào lớp manti bên dưới. 

Đó là "phần đá lâu đời và bất khả di dời nằm bên dưới phần trung tâm của các mảng kiến tạo lục địa", theo thông cáo của MIT.

Dự án khám phá kim cương nằm sâu dưới bề mặt Trái đất được bắt đầu khi các nhà khoa học phát hiện sóng âm tăng tốc đáng kể khi đi qua phần rễ của các nền cổ. Họ so sánh tốc độ sóng âm đi qua những loại khoáng chất khác nhau khi đi qua đá.

"Kim cương đặc biệt ở nhiều phương diện", ông Faul nói. "Một trong những tính chất đặc biệt là tốc độ ánh sáng đi qua kim cương gấp 2 lần so với olivin, loại khoáng chất chiếm đa số tại lớp manti trên".

Phát hiện trữ lượng kim cương khổng lồ dưới lòng đất - 1
Một xưởng chế tác kim cương ở Botswana. Ảnh: Reuters.

Sau đó, họ phát hiện ra loại đá duy nhất khớp với tốc độ họ đo được trong lớp nền cổ là loại đá chứa 1 hoặc 2% kim cương.

Các nhà khoa học tin rằng lớp đá cổ bên dưới Trái đất chứa lượng kim cương lớn hơn số kim cương đã được ước tính ít nhất 1.000 lần, chỉ là rất ít trong số kim cương ngầm đó có thể đến được tiệm nữ trang.

Kim cương được hình thành do carbon dưới áp lực lớn và nhiệt độ cực cao sâu trong lòng đất. Số kim cương xuất hiện ở gần bề mặt là do phun trào núi rất hiếm xảy ra, chỉ xảy ra một lần trong khoảng vài chục triệu năm.

Theo Phương Thảo (Tri Thức Trực Tuyến)