Thế giới

Pháo binh Việt Nam có thể lột xác với M777?

Với ưu thế là trọng lượng nhẹ, tầm bắn xa, bán kính chệch mục tiêu rất nhỏ, M777 được coi là ứng cử viên sáng giá trong Pháo binh Việt Nam.

Với ưu thế là trọng lượng nhẹ, tầm bắn xa, bán kính chệch mục tiêu rất nhỏ, M777 được coi là ứng cử viên sáng giá trong Pháo binh Việt Nam.

Pháo binh là binh chủng có những vũ khí có sức hủy diệt lớn, hiệu quả mà mọi quân đội chính quy trên thế giới đều sử dụng. Những khẩu trọng pháo cỡ lớn luôn có nhiều điểm hạn chế, điển hình là khối lượng nặng nề.

Pháo càng to, nặng thì lực lượng pháo binh di chuyển càng chậm chạp, hiệu quả tác chiến trên chiến trường giảm sút đáng kể do đối phương có khả năng di chuyển để phòng tránh hay thậm chí là nổ súng chế áp hỏa lực.

Để giải quyết vấn đề này, hãng sản xuất BAE Systems đã cho ra đời pháo M777. Pháo M777 có bộ giá càng như pháo Flak 8,8cm của Đức dùng trong đệ nhị thế chiến. Loại càng này giúp pháo quay tròn 360 mà không thể đổi vị trí đặt pháo. Lựu pháo D-30 122mm của Việt Nam cũng có khả năng tương tự.

Tuy pháo D-30 có khối lượng nhẹ hơn M777 nhưng lại có tầm bắn khiêm tốn hơn nhiều (15,4km với đạn phá mảnh), ưu lực của pháo D-30 chỉ bằng khoảng một nửa khi so sánh với pháo M777. Pháo D-20 152mm hay M-46 130mm tuy có hỏa lực tương đương nhưng tầm bắn ngắn hơn một chút trong khi khối lượng nặng gần gấp đôi, rất khó để không vận.

Đặc biệt, M777 có thể sử dụng đạn thông minh M982 Excalibur khiến những phát bắn của nó có bán kính chệch mục tiêu (CEP) chỉ 5m khi bắn ở khoảng cách 40km. Với kế hoạch đưa Lục quân tiến lên hiện đại của Quân đội Việt Nam, hy vọng rằng những loại vũ khí uy lực này sẽ được phê duyệt đưa vào kế hoạch mua sắm, nhằm tăng cường sức mạnh hỏa lực cho các đơn vị pháo dự bị.

Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Nam muốn mua và Mỹ đồng ý bán thì vẫn rất khó để M777 hiện diện trong lực lượng pháo binh Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt có liên quan đến giá thành đắt đỏ của vũ khí này.

Theo thông tin được BAE Systems công khai trong gói mua sắm với Ấn Độ cuối năm 2015, phía nhà sản xuất chỉ đồng ý bán M777 với mức giá trên 6 triệu USD/khẩu - mức giá quá cao khiến Việt Nam rất khó để có thể sở hữu loại vũ khí này.

Đồng nghĩa với giá thành đắt đỏ là việc M777 sở hữu khả năng cực ấn tượng. Theo BAE Systems, trọng lượng của M777 là 4220 kg do sử dụng nhiều titan trong cấu trúc, nhờ đó có thể vận chuyển M777 bằng móc treo bên ngoài máy bay trực thăng. M777 là pháo kéo nhẹ nhất của loại này. Chiều dài của M777 là 10,2 m.

Khi vận chuyển M777 sử dụng máy kéo 6x6. Việc giảm trọng pháo cho phép thiết bị có thể được vận chuyển bằng đường hàng không, bao gồm cả pháo V-22 Osprey. Pháo kéo hạng nhẹ M777 được sử dụng để thay thế hệ thống đại bác của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhằm yểm trợ trực tiếp. Hệ thống dùng để yểm trợ các đơn vị chiến đấu và yểm trợ trực tiếp trung đoàn kỵ binh thiết giáp, thay thế pháo kéo M198.

Được biết, phiên bản M777 xuất khẩu được Mỹ nâng cấp để cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực. Thậm chí Mỹ xem việc nâng cấp M777 nằm trong khuôn khổ trương trình NLOS-C (vũ khí tương lai không đường ngắm).

Công nghệ này đã thử nghiệm trên nòng pháo M777. Để tăng tính di động một trong những phiên bản M777 được trang bị đai xích. M777 sử dụng cùng một loại đạn giống như phiên bản trước đó. Pháo được trang bị màn hình hiển thị thông tin cho phép gửi tin nhắn văn bản tính toán hỏa lực. Kết quả là M777 có thể khai hỏa sau 4 phút sau khi nhận được lệnh với CEP chỉ 5m.


Theo Đất Việt