Thế giới

Những tàu ngầm "bí mật" của Mỹ bất ngờ đến Na Uy, Nga lo sốt vó!

Chúng mới nhất, lớn nhất, chạy nhanh nhất và được trang bị vũ khí mạnh hơn các tàu ngầm tấn công thông thường.

Chúng mới nhất, lớn nhất, chạy nhanh nhất và được trang bị vũ khí mạnh hơn các tàu ngầm tấn công thông thường.

Những tàu ngầm
Tàu ngầm của Hải quân Mỹ

Sau một tháng, hạm đội số 6 của Mỹ, đơn vị chịu trách nhiệm tuần tra các vùng biển Châu Âu, đã đăng tải trên trang Flickr một vài bức ảnh đại sứ Mỹ tại Na Uy, ông Barry White, đang thăm chiếc tàu ngầm Seawolf buông neo ở căn cứ quân sự Haakonsvern, nơi nằm cách xa bang Washington hàng nghìn hải lý.

Làm thế nào chiếc tàu ngầm Seawolf lại có mặt tại Na Uy và nó đã thực hiện nhiệm vụ gì trên đường tới đó? Câu trả lời được vấn đề này là cơ hội hiếm có và thú vị để "soi" những mặt bí mật nhất của sức mạnh Hải quân Mỹ.

Vấn đề ở chỗ, chiếc tàu ngầm Seawolf, nhiều khả năng, trên đường tới lãnh hải Na Uy, đã vượt qua lộ trình ít được khai thác nhất – dưới các lớp băng của Bắc Cực.

Công việc âm thầm

Các đại diện của lực lượng hải quân Mỹ không thích đề cập tới những tàu ngầm của mình. Trong số khoảng 70 chiếc tàu ngầm Mỹ, Seawolf, cũng như 2 chiếc cùng đề án là Connecticut và Jimmy Carter là những tàu ngầm bí mật nhất.

Nếu như tiến hành tìm kiếm trên Google tên gọi của một trong những chiếc tàu ngầm phổ biến nhất lớp Los Angeles của lực lượng hải quân Mỹ, thì bạn có thể ra rất nhiều kết quả: Các tuyên bố của bộ tư lệnh hải quân Mỹ và những bức ảnh liên quan, thỉnh thoảng có cả những tin tức.

Nhưng hãy thử tìm kiếm thông tin về tàu ngầm lớp Seawolf, bạn sẽ gần như không thấy gì.

Trang điện tử chính thức về các tàu ngầm thuộc lớp này bị chặn. Lần cuối cùng, hình ảnh của chiếc Seawolf xuất hiện trong số các bức ảnh của hải quân Mỹ là vào năm 2009.

Tất cả bởi vì tàu ngầm Seawolf và những tàu ngầm khác thuộc đề án này là thứ gì đó hết sức đặc biệt. Chúng mới nhất, lớn nhất, chạy nhanh nhất và được trang bị vũ khí mạnh hơn các tàu ngầm tấn công thông thường.

Mỗi một chiếc tàu ngầm lớp Seawolf có giá 3 tỷ đôla, chúng được trang bị các thiết bị độc đáo với trị giá lên tới hàng trăm triệu đôla, và ghi danh vào hải đội đặc biệt tại bang Washington.

Chúng thực hiện các chuyến hải trình kéo dài nhiều tháng, và thường xuyên xuất hiện bất ngờ đối với công chúng. Thậm chí vợ của một thủy thủ trên tàu Seawolf đã gọi chiếc tàu ngầm này là "khó đoán".

Năm 2007, 140 thành viên thủy thủ đoàn của chiếc tàu ngầm Seawolf được tặng thưởng bằng khen của Các lực lượng vũ trang (Meritorious Unit Commendation) – tương đương với "Ngôi sao đồng" (Bronze Star), cho những công trạng của họ trong chiến đấu.

Năm 2009 – họ được tặng thêm bằng khen của Hạm đội hải quân (Navy Unit Commendation), tương đương với "Ngôi sao bạc" (Silver Star). Những phần thưởng này chứng tỏ chiếc tàu ngầm đã hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu của mình.

Chúng ta biết, nhiệm vụ của hạm đội tàu ngầm – đó là thu thập thông tin, phóng các tên lửa hành trình nhằm vào quân khủng bố và những quốc gia hiếu chiến, chuyên chở các đơn vị "Commandos" đến những vùng biển để trinh sát và triển khai các chiến dịch tấn công. Nhưng chúng ta không biết các tàu chiến lớp Seawolf thực hiện những nhiệm vụ nào trong danh sách kể trên.

Chúng ta cũng không thể nói chính xác các tàu ngầm Seawolf thực hiện nhiệm vụ bí mật của mình ở đâu. Thông thường, chúng nằm trong Hạm đội Thái Bình Dương, nhưng khi cần thiết, điều này có thể được thay đổi.

Những yếu tố lắp ghép

Đây là điều chúng ta biết. Vào tháng 3/2011, chiếc tàu ngầm của đề án này, Connecticut, được lựa chọn để tiến hành các cuộc thử nghiệm dưới lớp băng Bắc Cực.

Tàu ngầm Connecticut, cũng như chiếc tàu ngầm hoàn toàn mới New Hampshire thuộc lớp Virgina, đã có mặt tại vùng biển phía bắc Pradho-Bay ở Alaska, nơi chúng tham gia vào cuộc tập trận ít khi được tổ chức mang tên "ICEX" mà chiếc Nautilus - tàu ngầm đầu tiên bơi tới Bắc Cực, bắt đầu từ năm 1958.

Trong thông báo của Bộ tư lệnh hải quân Mỹ có đoạn viết, chiếc tàu ngầm Connecticut "đã phối hợp cùng với Phòng Thí nghiệm Bắc Cực về các tàu ngầm của Lực lượng Hải quân Mỹ cũng như Phòng Thí nghiệm Vật lý ứng dụng Đại học Washington trong quá trình thử nghiệm các thiết bị mới và tiến hành bơi huấn luyện dưới băng trong điều kiện Bắc Cực".

Những thiết bị mới bao gồm "thiết bị sóng siêu âm tần số cao để triển khai an toàn các chiến dịch, cũng như hệ thống liên lạc âm thanh Deep Siren do Công ty Raytheon chế tạo", thông báo của Bộ Tư lệnh Hải quân nêu rõ.

Chúng ta biết rằng, tàu ngầm Seawolf đã nằm trên dock cạn gần 3 năm – từ tháng 9/2009. Các nhà thầu đã thực hiện những hợp đồng lắp đặt thiết bị trị giá lên tới 280 triệu USD.

Còn khi chiếc tàu Seawolf quay trở lại vùng biển nước lạnh trên Thái Bình Dương vào tháng 4/2012, "những tính năng và hiệu quả của nó được nâng cấp tốt hơn bất cứ thời điểm nào của 15 năm vận hành khai thác vừa qua", Đại úy Dan Packer, cựu chỉ huy của Seawolf nhấn mạnh.

Có lẽ, chiếc tàu ngầm Seawolf đã được trang bị những thiết bị để bơi dưới băng giống như chiếc tàu ngầm Connecticut vào năm 2011. Cuối cùng, Bắc Cực là khu vực lợi ích mới của Hải quân Mỹ. Nhiều tuyến đường hàng hải mới đang được mở ra, các lực lượng hải quân nước ngoài tăng cường hoạt động của mình trong khu vực này.

"Chúng ta có những lợi ích mang tính nền tảng tại Bắc Cực – đó là những lợi ích trong lĩnh vực an ninh", Đô đốc Gary Roughead, sĩ quan cấp cao nhất trong lực lượng Hải quân vào thời điểm năm 2009 đã nói.

Miếng đánh băng giá

Trong bất cứ trường hợp nào, có thể thấy rằng trên đường tới nơi đồn trú hiện nay tàu ngầm Seawolf đã vượt qua điểm đầu của thế giới. Về cơ bản, không có bất cứ con đường nào khác để có thể từ bang Washington tới Na Uy mà chỉ mất có vài tuần.

Như vậy, chiếc tàu ngầm Seawolf đã làm gì dưới lớp băng? Nhiều khả năng, nó triển khai huấn luyện chiến đấu.

Những gì liên quan tới thủy thủ đoàn, thì chuyến đi tới Bắc Cực "mang tới cho chúng tôi cơ hội thử nghiệm các hệ thống chiến đấu của mình, các hệ thống định vị của mình, các hệ thống liên lạc của mình, cũng như tất cả những gì có thể được sử dụng trong môi trường phức tạp đó", Đô đốc Gary Roughead tuyên bố vài năm trước.

Và có đủ cơ sở - ngoài mức độ bí mật truyền thống, để làm điều đó một cách êm thấm. Đây là phản ứng của Moscow trước việc tổ chức cuộc tập trận "ICEX" vào năm 2009:

"Mọi hành động của các tàu ngầm nước ngoài gần lãnh hải của Nga, đương nhiên, sẽ phải được phía chúng tôi quan tâm", đại diện chính thức của Điện Kremlin nhấn mạnh. Người Nga cũng muốn biết các tàu ngầm của Mỹ thực hiện nhiệm vụ gì.

Theo Quang Huy (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)