Thế giới

Nhà tù ngột ngạt như lò thiêu giam giữ các nghi phạm IS

Sau khi Mosul được giải phóng, các tù nhân bị tình nghi từng chiến đấu dưới hàng ngũ IS được tập trung trong cơ sở tồi tàn, nơi họ có thể tử vong hoặc tàn phế.

Sau khi Mosul được giải phóng, các tù nhân bị tình nghi từng chiến đấu dưới hàng ngũ IS được tập trung trong cơ sở tồi tàn, nơi họ có thể tử vong hoặc tàn phế.

Cơ sở tại thành phố Mosul, Iraq giam giữ khoảng 370 tù nhân bị tình nghi là các chiến binh IS. Tất cả hàng trăm con người bị nhồi nhét vào những căn phòng vừa nhỏ, vừa tối, vừa bí gió trong thời tiết nóng nực lên tới 45 độ C.

Những người bị tình nghi được đưa tới bởi các nhóm thuộc liên quân chống IS do Mỹ lãnh đạo. Liên quân càng giành nhiều chiến thắng, số tù nhân bị giam tại cơ sở này càng tăng lên.

Nha tu ngot ngat nhu lo thieu giam giu cac nghi pham IS hinh anh 1

Bên trong một căn phòng tại cơ sở giam giữ những người bị nghi là chiến binh IS ở Mosul. Ảnh: Independent.

Không chết thì cũng tàn tật

"Những tù nhân này bị nhiễm bệnh, sức khỏe giảm sút và mắc các bệnh về da bởi không được tiếp xúc với ánh nắng trong nhiều ngày", một sĩ quan quân đội Iraq nói với Independent.

Phần lớn các tù nhân không thể tự di chuyển và phải lê những bước tập tễnh. Nhiều người có chân bị phù nề biến dạng. Một tù nhân khẳng định ít nhất 2 bạn tù của anh ta đã chết tại cơ sở giam giữ này. Một số khác nhập viện trong tình trạng chảy mủ lở loét khắp các vết thương. Khi trở lại, những người này đã bị cắt cụt tay hoặc chân.

Sĩ quan chỉ huy cơ sở giam giữ tại thành phố Mosul cho biết 1.150 tù nhân đã chết tại đây trong 3 tháng qua và 540 người đã được chuyển tới Baghdad, thủ đo Iraq. Hơn 3.000 người bị nghi là chiến binh IS cũng đang bị giam tại một cơ sở khác gần Mosul.

"Tôi chỉ muốn chết đi cho xong", một tù nhân nói trong cơn tuyệt vọng với Independent.

Những tù nhân bị nghi là chiến binh IS hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài. Không gặp người thân, không gặp bạn bè, thậm chí họ còn không biết địa điểm nơi họ bị giam giữ.

Đối với nhiều binh sĩ và dân thường Iraq, những chiến binh từng đứng dưới lá cờ đen của IS không xứng đáng với sự cảm thông hay nhân từ.

Những ngày cuối giao tranh ác liệt bên trong thành trì Raqqa của IS: Trận chiến giải phóng Raqqa khỏi tay IS ác liệt cho tới những phút cuối cùng. Sau 4 tháng giao tranh, thành phố Raqqa nay chỉ còn là đống đổ nát và không một bóng dân thường.

Những cáo buộc lạm quyền

Các tổ chức quốc tế, gồm Human Rights Watch, nhiều lần cáo buộc quân đội Iraq thẩm vấn trái luật, đánh đập hay thậm chí hành quyết những người bị tình nghi là chiến binh IS. Những hành động như vậy có thể bị liệt vào tội ác chiến tranh.

Các tù nhân bị giam giữ tìm mọi cách để chứng minh sự trong sạch của họ. 

"Họ nói tên tôi có trong cơ sở dữ liệu. Tôi chưa từng được đưa tới tòa án hay gặp thẩm phán nào. Tôi còn chẳng biết mình bị buộc tội gì", một tù nhân nói. Người này khẳng định chẳng có tới 10 chiến binh IS thực sự trong số hàng trăm người đang bị giam giữ tại Mosul. 

Hồi tháng 7, hình ảnh được đăng tải trên các mạng xã hội cho thấy các binh sĩ Iraq hành quyết những người được cho là chiến binh IS bằng cách ném những người này từ trên nhà cao tầng xuống mặt đất. Nếu những nghi phạm này chưa chết, họ sẽ bị bắn bằng súng tiểu liên.

Những binh sĩ Iraq có liên quan cho biết họ không muốn đưa tù nhân về Baghdad bởi các chiến binh IS sẽ tìm ra cách mua chuộc các viên chức thủ đô và ung dung thoát khỏi sự trừng phạt của công lý.

"Người Iraq chết ở Baghdad là bởi tham nhũng. IS trả tiền để đào thoát và sau đó thực hiện những vụ đánh bom", một binh sĩ Iraq chia sẻ trên Twitter.

Một cựu sĩ quan Iraq nói với Independent rằng người này có thể nêu chính xác số tiền mà một chiến binh IS phải trả để có giấy tờ ra khỏi trại giam và đi vòng quanh Iraq mà không bị cản trở bởi lực lượng an ninh.

Nha tu ngot ngat nhu lo thieu giam giu cac nghi pham IS hinh anh 2

Lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của IS (màu đỏ) tới tháng 10/2017. Ảnh: CNN.

Theo Duy Anh (Tri Thức Trực Tuyến)