Thế giới

Nga xác nhận tập trận với Trung Quốc trên "biển NATO"

Hãng RT dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thông tin về cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc trên biển Baltic mang tên Joint Sea 2017.

Hãng RT dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thông tin về cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc trên biển Baltic mang tên Joint Sea 2017.

Để tham gia cuộc tập trận Joint Sea 2017, Hải quân Trung Quốc đã điều biên đội tàu gồm những chiến hạm ưu tú nhất của mình gồm khu trục hạm CNS Hefei loại 052D, tàu hộ vệ CNS Yuncheng Type 054A và tàu hỗ trợ CNS Luomahu Type 903A. Tất cả những tàu chiến này đều thuộc Hạm đội Nam Hải.

Nga xac nhan tap tran voi Trung Quoc tren 'bien NATO'

Chiến hạm Trung Quốc.

Theo tuyên bố chung của Nga và Trung Quốc, mục tiêu chính của cuộc tập trận là tăng cường hiệu quả hợp tác giữa quân đội hai nước trong việc chống lại các mối đe dọa an ninh trên biển, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hải quân 2 nước.

Theo kế hoạch được công bố, sau khi kết thúc giai đoạn đầu của cuộc tập trận tại biển Baltic, Hải quân Trung Quốc sẽ tham gia tập trận giai đoạn hai cùng các tàu chiến Nga ở khu vực biển Nhật Bản và biển Okhotsk vào tháng 9/2017.

Lý do của cuộc tập trận Joint Sea 2017 được Nga và Trung Quốc đưa ra là khá rõ ràng và khẳng định không nhằm vào một quốc gia thứ 3 nhưng đại bộ phận các chuyên gia quân sự phương Tây đều cho rằng, cuộc diễn tập quân sự liên hợp này không ngoài mục đích gửi tín hiệu cảnh cáo đến Mỹ và NATO.

Trước cuộc tập trận này, Tạp chí The Diplomat cho rằng, mục đích đầu tiên của Nga và Trung Quốc là giương oai thực lực của 2 trong 3 cường quốc hải quân hàng đầu thế giới, nhằm "làm nguội" những cái đầu nóng muốn gây sự với 2 nước này.

Mục đích thứ 2 là Moscow và Bắc Kinh muốn nhắn nhủ với phương Tây rằng, Baltic không còn là ao nhà của NATO.

The Diplomat dẫn phân tích của Học giả Jim Holmes thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ trên Tạp chí Chính sách đối ngoại cho rằng, Nga-Trung cũng cần phải thắt chặt quan hệ giữa hải quân 2 nước, trong bối cảnh bị Mỹ bao vây, cô lập, đồng thời tăng cường khả năng phối hợp các trang bị hải quân.

Một nguyên nhân nữa là hiện nay Bắc Kinh đang ngày càng quan tâm đến mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Đông, châu Phi và đến tận Baltic. Vì vậy, có thể khẳng định, đây sẽ không phải là cuộc tập trận chung cuối cùng của Hải quân Trung Quốc trên vùng biển này.

Theo Đan Nguyên (Đất Việt)