Thế giới

Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước

Dù không phải là lực lượng hải quân đầu tiên ở Đông Nam Á được trang bị tàu ngầm, thậm chí còn có xuất phát điểm khá muộn. Tuy vậy, lực lượng tàu ngầm Việt Nam vẫn mạnh mẽ vươn lên trở thành một trong những lực lượng tàu ngầm mạnh nhất khu vực.

Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước
Theo chuyên trang hải quân Naval Analyses trong năm 2018, Việt Nam là một trong top 10 các quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh nhất châu Á và đứng vị trí top 1 ở khu vực Đông Nam Á. Cần phải nói thêm rằng xuất phát điểm của lực lượng tàu ngầm Việt Nam trong khu vực khá muộn và lực lượng này chỉ mới chính thức được thành lập vào năm 2013. Nguồn ảnh: Naval Analyses.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 1
Cũng theo thống kê của Naval Analyses, Lực lượng tàu ngầm Việt Nam đang có trong biên chế 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo thuộc Đề án 636 mua từ Nga, bắt đầu được chuyển giao từ năm 2014 và hoàn tất trong cuối năm 2017. Tất cả 6 tàu ngầm Kilo trên đều được biên chế cho Lữ đoàn tàu ngầm 189 thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 2
Nếu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hải quân Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm khá muộn khi các quốc gia như Thái Lan và Indonesia được trang bị tàu ngầm từ những năm 1945 cho đến 1960 với các lớp tàu ngầm của Nhật Bản và Liên Xô. Trong đó Indonesia từng là quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ nhất Đông Nam Á với biên chế lên đến 12 chiếc tàu ngầm lớp Whiskey. Trong ảnh là tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Redsvn.net
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 3
Trong khi đó ý định thành lập lực lượng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam chỉ mới xuất hiện từ đầu những năm 1980, và sau cùng là sự xuất hiện của Lữ đoàn tàu ngầm 189 vào ngày 29/5/2013 khi Lữ đoàn này được thành lập. Trước đó vào năm 2009, Hải quân Việt Nam cũng đã đặt mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga với giá trị ước tính lên đến 4.3 tỷ USD, bao gồm việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và xây dựng một trung tâm huấn luyện thủy thủ tàu ngầm theo tiêu chuẩn cấp 1 của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 4
Dù gặp nhiều khó khăn khác nhau nhưng với sự quyết tâm của Quân chủng Hải quân cùng sự quan tâm đúng mức lãnh đạo Đảng và nhà nước, lực lượng tàu ngầm Việt Nam đã có sự đột phá mạnh mẽ sau gần 10 năm xây dựng, phát triển với xuất phát điểm gần như là bằng không, vươn lên trở thành một trong những quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh nhất Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 5
Trong danh sách các quốc gia Đông Nam Á đang sở hữu lực lượng tàu ngầm hiện tại thì Việc Nam sở hữu nhiều tàu ngầm tấn công nhất, kế đến là Indonesia với 5 chiếc thuộc các lớp Nagapasa của Hàn Quốc và Cakra của Đức, xếp ngay sau Indonesia là Singapore với 4 chiếc với các tàu ngầm lớp Archer và Challenger do Thụy Điển chế tạo. Ở vị trí cuối cùng là Malaysia với 2 chiếc lớp Scorpéne của Pháp. Nguồn ảnh: Báo Thanh tra
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 6
Không chỉ vượt trội về số lượng, sức mạnh của các tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam cũng có phần nhỉnh hơn các tàu ngầm các nước Đông Nam Á khác, khi chúng được tích hợp hệ thống vũ khí lẫn trang bị điện tử mạnh mẽ nhất của Nga trên các lớp tàu ngầm Kilo. Điều này tạo ra một sức mạnh toàn diện cho Kilo mà không phải tàu ngầm tấn công thông thường nào trên thế giới cũng có thể so sánh được. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 7
Trong ảnh là tàu ngầm “Đà Nẵng” chiếc thứ 5 trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo của Lữ đoàn tàu ngầm 189, được biên chế vào ngày 28/2/2017. Nguồn ảnh: Dân trí.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 8
Cần phải nói thêm là tàu ngầm Kilo là loại tàu ngầm tấn công thông thường hiện đại hàng đầu của thế giới, còn được gọi với biệt danh " Hố đen" trong lòng đại dương do khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện. Chính vì đó mà Kilo được xem là một trong những vũ khí răn đe chiến lược của Quân chủng Hải quân. Hình ảnh bên trong một trong những tàu ngầm Kilo của Lữ đoàn 189 trong diễn tập bắn đạt thật năm 2017. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 9
Không khí bên trong khoang chỉ huy trên tàu ngầm tấn công hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 10
Việc mua các tàu ngầm Kilo ở thời điểm khá muộn cũng là một lợi thế của Hải quân Việt Nam, khi chúng ta có thể lựa chọn các cấu hình hiện đại nhất mà Nga có thể cung cấp cho Việt Nam trên lớp tàu ngầm tấn công này. Nhìn qua các thiết bị điện tử trên tàu đã ít nhiều nói lên được điều này khi chúng khác biệt hoàn toàn so với các tàu ngầm Kilo có trong biên chế Hải quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 11
Tuy nhiên, vị thế số 1 Đông Nam Á của lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ không phải là mãi mãi khi các quốc gia khác trong khu vực bắt đầu đầu tư nhiều hơn cho lực lượng đặc biệt này, nhất là sự quay trở lại của Hải quân Thái Lan. Trong khi đó, Indonesia và Singapore hay Malaysia đều có kế hoạch mở rộng lực lượng tàu ngầm của họ kể từ năm 2020. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 12
Điều này đặt ra cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam một thách thức không hề nhỏ khi vừa phải đảm bảo năng lực tác chiến trong tương lai gần, vừa phù hợp với các nguồn lực còn hạn chế trong nước hiện tại, tránh bị cuốn theo một cuộc đua “dưới lòng đại dương” với các nước trong khu vực. Trong ảnh là khoang chứa đạn tên lửa hành trình Kalibr được trang bị trên các tàu ngầm Kilo Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 13
Chính vì vậy, không chỉ làm chủ và sử dụng hiệu quả các tàu ngầm Kilo được trang bị, hiện tại Việt Nam còn đang tiến tới việc tự bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ đối với các tàu ngầm có trong biên chế thông qua công nghệ được chuyển giao từ các đối tác nước ngoài. Góp phần đáng kể vào việc duy trì sức mạnh lực lượng tác chiến đặc biệt này. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 14
Và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này được Quân chủng Hải quân giao cho nhà máy X52, với mục tiêu Việt Nam có thể tự bảo dưỡng tàu ngầm từ năm 2019 ngay trong nước vốn đòi hỏi các công nghệ và quy trình phức tạp. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 15
Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Tarantul I của Quân chủng Hải quân sửa chữa tại Nhà máy X52. Nguồn ảnh: QPVN.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 16
Trong tương lai gần Nhà máy X52 sẽ trở thành một trong những nhà máy sửa chữa tàu hải quân lớn nhất của Việt Nam với năng lực sửa chữa nhiều lớp tàu hải quân khác nhau bao gồm kể cả tàu ngầm. Nguồn ảnh: QPVN.

Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 17

Lực lượng tàu ngầm Việt Nam: Đi sau về đích trước - 18
Từ những điểm nói trên có thể thấy rõ được sự quyết tâm và quan tâm của Quân chủng Hải quân cũng như Quân đội ta trong việc xây dựng một lực lượng hải quân từng bước tiến lên hiện đại và tinh nhuệ mà trong đó lực lượng tàu ngầm đóng vai trò nòng cốt. Và chính lực lượng này sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nguồn ảnh: Zing.

Theo Trà Khánh (Kienthuc.net.vn)