Thế giới

Khủng hoảng con tin Nhật: Lịch sử có lặp lại?

Việc nhóm Nhà nước hồi giáo tự xưng (IS) dọa giết hai con tin người Nhật nếu không nhận được 200 triệu USD trong 72 giờ khiến người ta nhớ đến một loạt vụ khủng hoảng con tin liên quan đến công dân nước này vào năm 2004...

Việc nhóm Nhà nước hồi giáo tự xưng (IS) dọa giết hai con tin người Nhật nếu không nhận được 200 triệu USD trong 72 giờ khiến người ta nhớ đến một loạt vụ khủng hoảng con tin liên quan đến công dân nước này vào năm 2004, trong đó một con tin đã bị chặt đầu vì chính phủ Nhật không đáp ứng yêu cầu của IS.

Tháng 10/2004, Nhóm IS đã phát một cuốn băng, yêu cầu quân đội Nhật phải rút khỏi Iraq trong vòng 48 giờ nếu không họ sẽ chặt đầu con tin Shosei Koda, 24 tuổi. Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản thời đó là Thủ tướng Junichiro Koizumi đã từ chối yêu cầu của chúng và kết quả là Koda đã bị chặt đầu.
 

Hình ảnh Shosei Koda trong một video của IS trước khi chúng chặt đầu anh

Cái chết của Koda khiến người dân Nhật nói riêng và thế giới nói chung đều phẫn nộ và trở thành ký ức đau buồn của người Nhật về cái chết của một công dân vô tội. 

Trước số phận mong manh của 2 con tin Nhật vừa bị IS doạ giết, liệu “một Koda thứ 2” có lặp lại mặc dù Thủ tướng Nhật Shinzo đã tuyên bố sẽ giải cứu con tin bằng mọi giá. “Mạng sống của hai con tin là ưu tiên hàng đầu”, ông Abe khẳng định với báo giới ở Jerusalem trong chuyến công du của ông đến Trung Đông vừa qua.

Bên cạnh vụ bắt cóc, chặt đầu Koda gây chấn động thế giới, nước Nhật cũng phải đối mặt với  nhiều trường hợp công dân thiệt mạng liên quan đến các cuộc xung đột ở Trung Đông cũng như các vụ khủng hoảng con tin khác.

Tháng 4/2004, 3 người Nhật đã được phóng thích sau 8 ngày bị IS bắt ở Iraq. Họ là Soichiro Koriyama phóng viên ảnh 32 tuổi, một nhân viên cứu trợ tình nguyện Nahoko Takato 34 tuổi và Noriaki Imai, 18 tuổi vừa tốt nghiệp trường trung học Noriaki Imai, Nhật Bản. Nhóm IS cũng yêu cầu quân đội Nhật phải rút quân khỏi Iraq trong 3 ngày. Tuy nhiên, sau đó họ đã phóng thích các con tin.

Một tháng sau đó, 2 nhà báo khác của nước này cũng đã chết bởi những kẻ tấn công và vẫn chưa xác định được nguồn gốc của những kẻ tấn công này.

Tháng 8/2012, Mika Yamamoto, một nhà báo kỳ cựu đã bị thiệt mạng trong một cuộc đụng độ ở Aleppo ở phía bắc Syria giữa phiến quân và quân chính phủ Syria.
 
>> Nhật Bản đề nghị NATO và Anh hợp tác trong vụ con tin
>> Một con tin người Nhật bị IS dọa giết là lãnh đạo doanh nghiệp
>> IS dọa giết hai con tin người Nhật trong 72 giờ tới
 
Theo Yến Đặng (Tiền Phong)