Thế giới

Iran sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm 'khủng' nhất thế giới: Nước nào giúp đỡ?

Nằm trong số các tàu ngầm lớn nhất và uy lực nhất thuộc biên chế của hạm đội hải quân Iran là 3 tàu Kilo Đề án 877 do Nga chế tạo.

Iran hiện đang là quốc gia sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới và hầu hết trong số đó là các tàu ngầm mini tương đối nhỏ. Tuy nhiên, đây đều là những tàu ngầm hết sức lý tưởng, phù hợp với các hoạt động trong tuyến đường thủy nhỏ hẹp ở Eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư.

Nằm trong số các tàu ngầm lớn nhất và uy lực nhất thuộc biên chế của hạm đội hải quân Iran là 3 tàu Kilo Đề án 877 do Nga chế tạo. Tuy chạy bằng động cơ diesel và đang dần có tuổi nhưng chúng vẫn là những tàu ngầm hùng mạnh nhất của Iran hiện nay.

Các tàu ngầm Kilo này được Iran bảo trì nội địa và có thể đã tăng cường thêm một số khả năng tác chiến nhất định. Chúng có thể mang theo ngư lôi hạng nặng và sở hữu những khả năng chống ngầm, dù có thể chỉ ở mức độ khiêm tốn.

Iran sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm 'khủng' nhất thế giới: Nước nào giúp đỡ?
Lực lượng tàu ngầm Iran đang có trong biên chế năm 2019

Ngoài số tàu ngầm Kilo uy lực trên, sức mạnh của hải quân Iran còn được bổ sung bằng tàu ngầm duyên hải lớp Fateh có chiều dài 48m, tương tự như mẫu thiết kế Type-206 của Đức.

Fateh được Iran chế tạo hoàn toàn trong nước, có khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn các tàu ngầm mini kể trên và nhất là có thể hoạt động tốt hơn ở những vùng biển nông so với phần lớn các tàu ngầm phương Tây.

Fateh được trang bị ngư lôi chống hạm hạng nặng YT-534-UW1 và tên lửa chống tàu hạng nhẹ Jask-2. Khả năng chống ngầm của lớp tàu này có thể hạn chế nhưng không loại trừ chúng được Iran sử dụng cho nhiệm vụ rải thủy lôi và thực hiện các chiến dịch đặc biệt.

Fateh là mẫu kế tiếp của tàu ngầm mini lớp Nahang trong các dòng tàu ngầm do Iran thiết kế. Với chiều dài 24 m, tàu có thể được vũ trang thủy lôi và các ngư lôi chống hạm. Hiện nay, tàu Nahang đóng ở căn cứ Bandar Abbas trên Eo biển Hormuz.

Chiếm số lượng nhiều hơn tàu Nahang là các tàu ngầm mini lớp Ghadir IS-120 mà Iran chế tạo dựa theo mẫu MS29 Yono của Triều Tiên. Các tàu ngầm này được trang bị 2 ống phóng ngư lôi chống hạm hạng nặng YT-534-UW1và tên lửa chống tàu hạng nhẹ Jask-2.

Iran sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm 'khủng' nhất thế giới: Nước nào giúp đỡ? - 1
Tàu ngầm Qhadir và một tàu đệm khí tại cảng Bandar Abbas tháng 11/2012

Bên cạnh đó, Iran cũng đã sở hữu một số lượng tương đối các tàu ngầm lớp Ghadir dùng cho chiến thuật phong tỏa đường vận tải qua Eo biển Hormuz. Chúng có thể nổi trên mặt nước, trà trộn vào trong các tàu đánh cá để tận dụng thời cơ tiêu diệt mục tiêu khi cần thiết.

Số liệu thống kê hiện nay cho thấy Iran đang có trong biên chế 14 tàu ngầm Ghadir dù con số ước tính trước đó có thể lên tới 20 chiếc. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các tàu ngầm này đều đặt dưới sự điều khiển của Hải quân chính quy Iran nhưng một số được cho là nằm dưới quyền quản lý của Hải quân Lực lượng vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-N).

Ngoài ra, IRGC-N còn đang vận hành 2 chiếc tàu ngầm vũ trang ngư lôi Taedong-B do Triều Tiên sản xuất, đảm trách nhiệm vụ chuyên chở các phương tiện chiến đấu cho lực lượng biệt kích và người nhái.

Trong biên chế của Hải quân Iran, chúng được xếp vào lớp Kajami và gần đây hơn là lớp Zulfikar. Các tàu ngầm này có thể mang theo 2 tên lửa chống hạm hạng nhẹ 324mm.

Loại tiếp theo được vận hành bởi IRGC-N là ngư lôi có người lái e-Ghavasi, có khả năng mang theo thủy lôi hẹn giờ cỡ lớn dưới khoang lái, tuy chưa rõ Iran hiện còn bao nhiêu chiếc trong biên chế.

Cuối cùng, phải kể tới Biên đội tàu Đặc nhiệm Iran (SBS), thuộc sở hữu của lực lượng Thủy quân lục chiến. Đơn vị này vận hành tàu ngầm chở người nhái Al-Sabehat 15, thường được hạ thủy bên sườn một tàu tác chiến đổ bộ khác và chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát bờ biển nhưng nó cũng có thể mang theo các thủy lôi hẹn giờ diệt hạm.

Theo Tú Anh (Soha/Trí Thức Trẻ)