Thế giới

Hơn 300 ngư dân sống nô lệ trên đảo biệt lập của Indonesia

Các ngư dân, chủ yếu từ Myanmar và Campuchia, bị đánh đập và phải làm việc trên hòn đảo xa xôi của Indonesia từ 20 đến 22 giờ/ngày nhưng không được nhận lương.

Các ngư dân, chủ yếu từ Myanmar và Campuchia, bị đánh đập và phải làm việc trên hòn đảo xa xôi của Indonesia từ 20 đến 22 giờ/ngày nhưng không được nhận lương.
Các ngư dân được ví như "nô lệ" phải đánh phắt hải sản và làm việc nặng nhọc tại hòn đảo Benjina của Indonesia. Công ty đánh bắt Pusaka Benjina Resources ngược đãi người lao động, thậm chí còn đánh đập họ và không trả lương. Nhà chức trách Indonesia đã vào cuộc sau khi hãng tin AP công bố bài điều tra về sự việc và giải cứu hơn 300 ngư dân hôm qua.
 
8 ngư dân bị nhốt trong lồng, một hình phạt của công ty đánh bắt hải sản áp dụng với người lao động. Nhiều người khác bị đấm, đá hoặc chích điện.
 
Những người đánh cá nghỉ tạm tại nhà kho sau ngày làm việc đến 22 giờ đồng hồ. Saw Eail Htoo và Myo Naing là hai trong số những người chịu cảnh nô lệ trên đảo của Indonesia. Sau khi làm việc 3 tháng, mỗi ngày chỉ ngủ khoảng từ 2 đến 4 tiếng, hai công dân Myanmar này quá mệt mỏi. Họ ngủ quên trên tàu. Thuyền trưởng vô cùng tức giận và lấy họ làm "gương". Hai lao động bị chở đến một ngọn đồi gần cảng. Người ta trói tay hai ngư dân và bắt ngồi trước lá cờ Indonesia. Tiếp đó, nhân viên của công ty đánh bắt đấm, đá cho tới khi hai ngư dân ngã xuống đất, máu đầm đìa trên mặt.
 
Công nhân chạy về nơi ở, thu dọn đồ đạc sau khi nhà chức trách thông báo, họ sẽ có thể rời đảo. Khoảng 50 người Myanmar vẫn chưa về nhà vì muốn chủ lao động phải trả lương.
 
Hai thanh niên vui vẻ khi sắp tự do. Theo các ngư dân được cứu, công ty đánh bắt hứa sẽ tạo công ăn việc làm tốt cho họ ở Thái Lan nhưng sau lại bắt làm việc "như nô lệ" tại Indonesia.
 
Nạn nhân giơ tay khi nhà chức trách hỏi "Ai muốn về nhà?". "Tôi sẽ gặp lại cha mẹ. Từ ngày đi, tôi chưa nghe tin gì về họ. Gia đình cũng không có tin tức gì về tôi", Win Win Ko, 42 tuổi, sung sướng nói.
 
Người đàn ông khăn gói chuẩn bị về quê. Với anh, đây là niềm vui rất lớn.
 
Niềm vui của những lao động được giải cứu sau thời gian dài bị lạm dụng, ngược đãi.
 
Theo Đỗ Quyên (Zing.vn)