Thế giới

Hải quân Nga có thể mua tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của... Trung Quốc?

Dự án chế tạo tàu đổ bộ tấn công lớp Lavina của Nga đang bị đặt nhiều dấu hỏi về tính khả thi, nhất là với tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp đóng tàu nước này.

Dự án chế tạo tàu đổ bộ tấn công lớp Lavina của Nga đang bị đặt nhiều dấu hỏi về tính khả thi, nhất là với tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp đóng tàu nước này.

Hải quân Nga có thể mua tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của... Trung Quốc?
 

Thực tế những chiến dịch quân sự gần đây cho thấy nhu cầu của Nga đối với một tàu đốc mang trực thăng (LHD) là vô cùng cấp thiết, chính vì vậy mà giới chức quân sự nước này đặt rất nhiều kỳ vọng vào dự án Lavina.

Hải quân Nga có thể mua tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của... Trung Quốc? - Ảnh 1.

Mô hình tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn lớp Lavina được giới thiệu tại Diễn đàn quân sự Army 2015

Tuy nhiên từ mô hình tới thực tế là một quãng đường rất dài, nhất là với năng lực ngành đóng tàu của Nga hiện nay. Liên tiếp trưng bày các nguyên mẫu hoành tráng nhưng Hải quân Nga từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ chưa đóng nổi chiến hạm nào có lượng giãn nước tới 8.000 tấn chứ chưa nói là trên 10.000 tấn.

Điển hình nhất có thể kể tới lớp tàu đổ bộ Ivan Gren - Dự án 11711, con tàu 6.600 tấn này khởi đóng từ năm 2004, nhưng cho tới nay vẫn chưa gia nhập hạm đội; hay tàu hộ vệ tên lửa 4.500 tấn Đô đốc  Gorshkov - Dự án 22350 cũng phải mất tới 10 năm (từ 2006) mới hoàn thành chiếc đầu tiên.

Căn cứ vào hai trường hợp tiêu biểu trên, những hoài nghi về việc Lavina khó hoàn thành đúng tiến độ là dễ hiểu, thậm chí có ý kiến cho rằng tốt hơn hết Nga hãy thuê nước ngoài đóng phần khung vỏ và lắp đặt thiết bị của mình.

Hải quân Nga có thể mua tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của... Trung Quốc? - Ảnh 2.

Tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn Type 075B của Trung Quốc

Phía Trung Quốc gần đây tỏ ra rất hào hứng với ý tưởng trên, họ bình luận rằng nhờ năng lực cũng như trình độ vượt trội của mình sẽ dễ dàng đáp ứng đơn hàng của Nga nếu nhận được hợp đồng.

Hiện tại chỉ trong một năm, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc bàn giao cho hải quân nước này cả chục chiến hạm với đủ lượng giãn nước từ 1.500 tấn cho tới hơn 7.000 tấn, chưa kể nhiều tàu vận tải hay hậu cần trên 20.000 tấn, tốc độ mà cả Mỹ cũng phải kính nể.

Đặc biệt hơn, đầu năm nay Bắc Kinh đã cho hạ thủy tàu sân bay 60.000 tấn Type 001A và đang tiến hành đóng tàu độ bộ tấn công Type 075 có lượng giãn nước 40.000 tấn. Hai chiếc chiến hạm trên Nga không thể tự đóng trong tương lai gần.

Nếu không ngại tiến hành một cuộc phiêu lưu tiếp theo như thương vụ Mistral và muốn tiếp nhận tàu đúng kỳ hạn, viễn cảnh Nga "dẹp tự ái" thuê Trung Quốc chế tạo tàu đổ bộ Lavina (hoặc thậm chí mua luôn chiếc Type 075) là điều hoàn toàn có thể xảy ra, chí ít thì thương vụ này cũng tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với mua hàng từ các quốc gia thân Mỹ.

Theo Nam Đồng (Trí Thức Trẻ)