Thế giới

Hài kịch đến cao trào

Tranh luận trực tiếp được coi là đỉnh điểm của tranh cử ở nước Mỹ. Cuộc đầu tiên trong ba cuộc diễn ra ngày 26.9 giữa ông Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ.

Tranh luận trực tiếp được coi là đỉnh điểm của tranh cử ở nước Mỹ. Cuộc đầu tiên trong ba cuộc diễn ra ngày 26.9 giữa ông Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ.

Tranh luận trực tiếp được coi là đỉnh điểm của tranh cử ở nước Mỹ

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tranh luận trực tiếp đối với triển vọng đắc cử, bởi chúng có tác động rất quyết định tới lá phiếu của những cử tri hiện chưa biết nên bầu ai hoặc hiện không có chủ định sẽ đi bỏ phiếu. Nhưng năm nay rất khác những lần trước.

Cả hai ứng cử viên đều không xuất sắc và thuyết phục như nhau, đều có cương lĩnh tranh cử chung chung và nhạt nhòa đến mức cử tri Mỹ không có sự lựa chọn cái tốt hơn cả trong hai cái tốt mà buộc phải chọn cái ít xấu hơn trong hai cái cùng xấu. Họ quan tâm đến các cuộc tranh luận trực tiếp chủ yếu vì tò mò về cuộc đấu giữa hai tính cách và hai kiểu cách làm chính trị nhiều hơn là bị cuốn hút bởi muốn biết họ giải cứu nước Mỹ thoát khỏi những khó khăn phức tạp về đối nội cũng như đối ngoại như thế nào.

Vì những cuộc đấu khẩu gián tiếp giữa ông Trump và bà Clinton từ trước tới nay đều chỉ là những cuộc cạnh khóe về tính cách cá nhân nhiều hơn là tranh luận và phản bác thực sự về chiến lược chính trị và chính sách cụ thể, hài kịch nhiều hơn là đấu tranh chính trị nên cả ba cuộc tranh luận trực tiếp tới đây chắc rồi cũng sẽ không khác.

Sẽ sai lầm nếu đánh giá ông Trump quá thấp và sẽ quá vội vàng khi cho rằng bà Clinton dễ dàng thắng thế ở cả ba cuộc tranh luận này. Cái quá lọc lõi về chính trị của bà Clinton chưa chắc có tác dụng như cái bột phát của ông Trump. Và bầu cử cũng ăn nhau về cuối vì thực chất cũng là một cuộc cờ bạc.

Theo Thảo Nguyên (Thanh Niên Online)