Thế giới

Giang Thanh nói gì trước khi treo cổ?

Ngày 4/6/1991, Tân Hoa Xã phát đi thông tin Giang Thanh tự sát. Kỳ thực, Giang Thanh đã tự sát từ ngày 14/5. Trong cuốn "Giang Thanh toàn truyện" của một tác giả người Mỹ viết: 3 giờ 30 phút, y tá bước vào phát hiện Giang Thanh đã treo cổ tự vẫn. Y tá chạy tới nhưng đã quá muộn.

Ngày 4/6/1991, Tân Hoa Xã phát đi thông tin Giang Thanh tự sát. Kỳ thực, Giang Thanh đã tự sát từ ngày 14/5. Trong cuốn "Giang Thanh toàn truyện" của một tác giả người Mỹ viết: 3 giờ 30 phút, y tá bước vào phát hiện Giang Thanh đã treo cổ tự vẫn. Y tá chạy tới nhưng đã quá muộn. Giang Thanh, một diễn viên, một nhà chính trị và cũng là vợ Mao Trạch Đông cuối cùng đã qua đời ở tuổi 77...

 
Giang Thanh trong phiên tòa xử "bè lũ bốn tên".
 
Từ ngày bị giam, sức khỏe Giang Thanh suy sụp hẳn. Vì thế, vào T5/1984, chính quyền Trung Quốc thông báo Giang Thanh có thể tại ngoại để chữa bệnh. Sau đó, Giang Thanh được sắp xếp ở tại một nơi kín đáo, ít người qua lại để phục vụ việc chữa trị. Tới tháng 12/1988, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, Giang Thanh yêu cầu tổ chức một cuộc gặp gia đình song bị từ chối. Để bày tỏ sự phản ứng, Giang Thanh đã uống một lúc 50 viên thuốc ngủ để tự sát song bị phát hiện và cấp cứu kịp thời. Từ sau đó, Giang Thanh không được phát thuốc ngủ nữa.

Ngày 30/3/1989, Giang Thanh bị đưa trở lại Tần Thành. Sau khi trở lại trại giam, bác sĩ phát hiện Giang Thanh bị ung thư vòm họng, kiến nghị làm phẫu thuật song Giang Thanh kiên quyết từ chối, nói rằng nếu như cắt yết hầu của mình thì không thể nói được nữa. Tới tháng 11/1989, chính quyền Trung Quốc lại một lần nữa phê chuẩn cho Giang Thanh tại ngoại để chữa bệnh. Giang Thanh yêu cầu được quay trở lại nơi ở cũ của Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải để ở hoặc nếu không thì để mình quay lại nhà số 17 Điếu Ngư Đài, căn cứ của Giang Thanh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Yêu cầu của Giang Thanh lại bị từ chối. Giang Thanh lại tuyên bố, nếu như yêu cầu không được chấp nhận, sẽ tiếp tục tự sát. Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã tìm cho Giang Thanh một căn nhà biệt lập, 2 tầng nằm gần Tửu Tiên Kiều, Bắc Kinh cùng một y tá chăm sóc để chữa trị bệnh cho Giang Thanh.

Theo ghi chép của “Giang Thanh toàn truyện”, ngày 15/2/1991, Giang Thanh bị sốt cao nên được đưa vào bệnh viện công an. Tại đây, giống như những bệnh nhân khác, Giang Thanh phải khai vào bệnh án. Lần này, phần họ tên, Giang Thanh ghi: “Lý Nhuận Thanh”. Điều này chứng tỏ Giang Thanh vẫn luôn nhớ về cuộc hôn nhân với Mao Trạch Đông. Khi còn trẻ, Mao Trạch Đông lấy tên là “Nhuận Chi”.

Đến ngày 18/3, Giang Thanh đã hạ sốt nhưng được chuyển đến một phòng bệnh để tiếp tục điều trị. Trong phòng bệnh dành cho Giang Thanh có phòng ngủ, phòng vệ sinh riêng. Các bác sĩ kiến nghị phẫu thuật vòm họng cho Giang Thanh nhưng Giang Thanh tiếp tục từ chối. Giang Thanh nói: “Tôi không tin các anh sẽ không đối đãi tử tế với một chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản là tôi”.

Ngày 10/5, Giang Thanh xé tan cuốn hồi ký của mình trước mặt mọi người sau rất nhiều tháng viết ròng rã và yêu cầu đưa mình rời khỏi bệnh viện trở về nhà ở Tửu Tiên Kiều. Tuy nhiên, yêu cầu của Giang Thanh bị từ chối. Ngay 12/5 nghe tin tức về Giang Thanh, con gái Lý Nạp và chồng đã vào bệnh viện thăm nhưng Giang Thanh từ chối không gặp.
 

Mao Trạch Đông với người vợ thứ tư Giang Thanh và con

Ngày 13/5, Giang Thanh viết lên trang đầu của tờ “Nhân Dân Nhật Báo" dòng chữ: Một ngày đáng kỷ niệm của lịch sử” 25 năm trước, ngày 13/5/1966, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hội nghị. Đây là hội nghị quan trọng mở ra cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc kéo dài suốt hơn 10 năm ở Trung Quốc. Và cũng tại hội nghị này, Giang Thanh được bổ nhiệm làm người phụ trách tổ lãnh đạo Cách mạng Văn hóa vô cùng quyền lực. Điều đó cho thấy, Giang Thanh cho tới tận lúc sắp chết vẫn nhớ những ngày tháng quyền lực của mình. Tuy nhiên, đây cũng là câu nói cuối cùng mà Giang Thanh còn lưu lại.

2. Một già 30 phút sáng ngày 14/5/1991, y tá rời khỏi phòng ngủ của Giang Thanh. Tuy nhiên, đến 3 giờ 30, y tá vào thì thấy Giang Thanh đã tự sát. Theo suy đoán, Giang Thanh nhân lúc y tá rời đi đã lấy những chiếc khăn tay giấu từ trước nối thành một sợi dây thừng rồi treo cổ tự sát. Khoảng 3 giờ sáng Giang Thanh trút hơi thở cuối cùng.

Giang Thanh từng nhiều lần muốn tự sát. Vào những năm 30 của thế kỷ 20 do cãi nhau với chồng cũ là Đường Nạp Giang Thanh từng đòi tự sát. Tơi năm 1976, sau khi bị bắt, trong cơn tuyệt vọng, Giang Thanh cũng nhiều lần muốn tự sát. Tới tháng 9/1984, do yêu cầu được đi thăm nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông bị từ chối, Giang Thanh từng dùng cả một chiếc đũa đâm vào họng đe tự sát nhưng may được phát hiện va cưu kịp thời. Tháng 5/1986, Giang Thanh từng dùng tất nối thành dây thừng để tự sát song cũng bất thành. Nhưng lần này thì Giang Thanh cuối cùng đã kết liễu cuộc sống của mình.

Trong cuốn “Giang Thanh toàn truyện” có chép, Lý Nạp nghe tin Giang Thanh tự sát đã vội tới bệnh viện ký vào bản khai tử. Không biết là do ý của Ly Nạp hay là ý của chính quyền trung ương Trung Quốc, Lý Nạp đồng ý không tổ chức bất cứ hoạt động tang lễ nào. Ngày 18/5, thi thể Giang Thanh được hỏa táng. Lý Nạp không có mặt. Những người thân thích khác của Giang Thanh và Mao Trạch Đông cũng không có ai có mặt. Lý Nạp yêu cầu gửi hộp tro cốt về cho mình.

Lúc bấy giờ, người Trung Quốc cũng như thế giới hoàn toàn không biết gì về cái chết của Giang Thanh. Tờ “Times” số ra tháng 6/1991 mới loan thông tin này tới toàn thế giới. Thông tin trên tờ “Times” nói, theo một nguồn tin giấu tên ở Bắc Kinh cho biết, Giang Thanh đã treo cổ tự sát. Nguồn tin còn nói, nguyên nhân khiến Giang Thanh tự sát chính là bệnh ung thư vòm họng. Vài ngày sau, ngày 4/6, chính quyền Trung Quốc chứng thực thông tin của tờ “Times”, đưa ra thông cáo chính thức về cái chết của Giang Thanh.

Thông cáo viết: “Giang Thanh, chủ mưu trong vụ án của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, Lâm Bưu, trong thời gian tại ngoại để chữa bệnh đã tự sát tại nhà vào sáng sớm ngày 14/5/1991. Vào tháng 1/1981, Giang Thanh bị Tòa án Nhân dân tối cao tuyên án tử hình nhưng hoãn thi hành 2 năm, tước đoạt toàn bộ quyền lợi chính trị. Tháng 1/1983, bản án của Giang Thanh được đổi thành chung thân. Từ ngày 4/5/1984, Giang Thanh được tại ngoại để chữa bệnh”.
 
Theo Hôn Nhân & Pháp Luật