Thế giới

F-35 thắng to khi thử đấu các tiêm kích NATO

Các máy bay tiêm kích thế hệ thú 5 của Mỹ giành ưu thế hoàn toàn trong cuộc chiến với các loại máy bay của NATO trong cuộc chiến trên không.

Các máy bay tiêm kích thế hệ thú 5 của Mỹ giành ưu thế hoàn toàn trong cuộc chiến với các loại máy bay của NATO trong cuộc chiến trên không.

Kết quả của cuộc tập trân Atlantic Trident tại căn cứ không quân Langley-Eustis thuộc bang Virginia với sự tham gia của các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của các quốc gia NATO và Mỹ đã được công bố.

Kết quả cuộc không chiến này hoàn toàn nghiêng hẳn về phía các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.

F-35 thang to khi thu dau cac tiem kich NATO

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ vượt trội hơn hẳn các máy bay tiêm kích của các nước NATO.

Về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tập trận có sự tham gia của các máy bay F-35 Lightning II và F-22 Raptor. Sự vượt trội của các máy bay này so với các máy bay thế hệ trước của châu Âu là khá rõ ràng.

Kết quả này dành cho người châu Âu thật khó có thể chấp nhận: các máy bay tiêm kích của Mỹ đánh bại hầu hết tiêm kích Dassault Rafale của người Pháp và Eurofighter Typhoon của người Anh trong các cuộc tranh tài.

Tỷ số trận thi không chiến lần lượt là 18:0 so với Rafale và 19:0 so với Eurofighter Typhoon. Trong cuộc đối đầu với máy bay tiêm kích F-15E của Mỹ, chiếc F-35 cũng thể hiện sự vượt trội với tỷ số 16:1.

Trong bài thi của cuộc tập trận các máy bay tiêm kích F-22 Raptor và F-35A Lightning II của Không quân Mỹ, Typhoon Eurofighter của Anh và Dassault Rafale của Pháp đã tự đưa ra các chiến thuật, kỹ thuật và phương pháp chiến đấu của họ để tiêu diệt được mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Ngoài ra cuộc tập trận cũng bao gồm các bài tập phòng thủ, bảo vệ không phận và bài tập “đối kháng” với nhau nhằm kiểm tra khả năng thực tế chiến đấu, ưu điểm và hạn chế của từng loại máy bay và từ đó các nhà thiết kế tìm phương án khắc phục.

Các chuyên gia cho rằng, các máy bay Mỹ giành chiến thắng là nhờ sử dụng hệ thống radar hiện đại AN/APG-81 do hãng Northrop Grumman sản xuất với một ăng-ten mảng pha chủ động, điều này cho phép các phi công của F-35 dễ dàng phát hiện đối thủ ở khoảng cách hơn 100 km, sau đó tiêu diệt chính xác chúng bằng tên lửa lớp “không đối không” tầm trung AIM-120 AMRAAM.

Trận chiến giữa các máy bay Dassault Rafale và Eurofighter Typhoon và F-22, F-35 của Mỹ kết thúc khi các tiêm kích của Mỹ tiêu diệt các máy bay của các nước NATO ở khoách cách hơn 30 km.

Điều này đạt được nhờ khả năng tàng hình của F-35. Thậm chí các máy bay của NATO không đủ thời gian để hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã bị bắn rơi.

Kết quả này một lần nữa chứng minh rằng các hệ thống quang học trên máy bay của các nước NATO không hoạt động hiệu quả khi đối đầu với F-35. Trong phạm vi diễn ra cuộc chiến, các trạm trinh sát quang điện tử IRST của NATO không thể phát hiện ra tiêm kích F-35.

Nhớ lại rằng, trước đó trong cuộc tập trận Red Flag vào tháng 1/2017 của Không quân Mỹ, máy bay tiêm kích F-35 cũng giành được chiến thắng trước máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 F-16 khi tiêm kích F-16C Block32 đóng vai trò là địch.

Rõ ràng đây là những lần hiếm hoi các tiêm kích thế hệ thứ 5, đặc biệt là F-35 được dành những lời khen có cánh. Trước đó loại tiêm kích thế hệ mới này đã phải nhận vô vàn lời chỉ trích và được coi là một sản phẩm thất bại.

Theo Chí Huy (Đất Việt)