Thế giới

Đổi họ tránh họa diệt tộc, đây là truyền nhân kiệt xuất của Quan Vũ khiến tổng thống Mỹ phải kính nể

Theo sách sử Tam Quốc chí, gia tộc Quan Vũ đã bị tận diệt sau cuộc “tắm máu” trả thù của Bàng Hội (con trai Bàng Đức – người bị Quan Vũ chém ở trận chiến Phàn Thành) năm 264. Nhưng những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng, một nhánh của dòng Quan Vũ đã đổi sang họ Môn, lánh về Quảng Đông lập nghiệp. Và truyền nhân đời sau của Võ Thánh không ít người làm rạng danh dòng họ Quan.

Quan Vũ (sinh 161 – mất 220),  tự Vân Trường là một vị tướng thời cuối nhà Đông Hán và Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Quan Vũ thường được cho là anh em kết nghĩa với Lưu Bị - Trương Phi và là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục.

Đổi họ tránh họa diệt tộc, đây là truyền nhân kiệt xuất của Quan Vũ khiến tổng thống Mỹ phải kính nể
Gia tộc Quan Vũ không bị tận diệt sau khi nhà Thục Hán diệt vong, hậu thế của Võ Thánh thậm chí còn có 1 nhân vật kiệt xuất

Quan Vũ: Sơ lược cuộc đời và gia đình

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của Quan Vũ được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v... với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao, cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian.

Theo chính sử ghi chép, Quan Vũ sau khi để mất Kinh Châu tháng Chạp 219 âm Lịch, ông lui về Mạch Thành. Tại đây Vũ bị quân Đông Ngô vây khốn và phải tính đường thoát thân tiếp. Trên đường rút khỏi Mạch Thành, Quan Vũ gặp mai phục ở Lâm Thư. Quan Vũ và con trai Quan Bình bị Mã Trung - bộ tướng của Phan Chương bắt sống. Hai cha con Vũ – Bình bị hành quyết ngay tại chỗ.

Đổi họ tránh họa diệt tộc, đây là truyền nhân kiệt xuất của Quan Vũ khiến tổng thống Mỹ phải kính nể - 1
Quan Vũ mất năm 220 sau khi để Kinh Châu rơi vào tay Đông Ngô

Quan Vũ có hai nguời con trai. Trường là Quan Bình, bị bắt giết cùng ông đã nêu ở trên. Con thứ là Quan Hưng, được Gia Cát Lượng yêu mến, cất nhắc làm Thị trung và Trung giám quân. Quan Hưng, là quan văn không phải quan võ như mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa, qua đời sớm. Quan Vũ còn một người con gái, Tôn Quyền từng định hỏi cho con trai mình để kết thông gia nhưng ông từ chối.

Con trưởng Quan Hưng là Quan Thống làm tới chức Hổ bôn trung lang tướng, mất sớm và không có con trai. Người con thứ của Quan Hưng là Quan Di, sau khi Quan Thống mất được tập tước Hán Thọ đình hầu. Khi Thục Hán diệt vong (264), con Bàng Đức là Bàng Hội theo Chung Hội vào Tây Xuyên, đã tìm hết nhà họ Quan ở Thành Đô tàn sát để trả thù cho cha.

Ban đầu chính sử chép rằng, dòng họ Quan Vũ diệt vong sau cuộc “tắm máu” của Bàng Hội. Tuy nhiên, nghiên cứu về sau cho thấy thực tế không phải như vậy. Bởi ngay khi nhà Nguy chiếm được nước Thục, một nhánh của gia tộc Quan Vũ đã đổi thành họ Môn để tránh họa, chuyển xuống phía Nam, đến Phúc Kiến, Quảng Đông lập nghiệp. Phải đến khi nhà Tây Tấn (được lập ra bởi dòng họ Tư Mã) sụp đổ năm 316, mới lấy lại họ Quan.

Đổi họ tránh họa diệt tộc, đây là truyền nhân kiệt xuất của Quan Vũ khiến tổng thống Mỹ phải kính nể - 2
Hai con trai của Quan Vũ, Quan Bình và Quan Hưng trong tranh cổ Trung Hoa

Như trên đã nói, dòng Quan Di, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, được coi là đại tông thất của hậu duệ Quan Vũ. Hậu duệ Quan Vũ có nhiều người tài giỏi nổi tiếng, như: Quan Lang - đại thần đời Bắc Ngụy, Quan Khang Chi - danh nho đời Nam triều, Quan Phiên-tể tướng đời Đường...

Tính từ thế kỉ 20, hậu duệ Quan Vũ nổi tiếng có tiến sĩ Quan Nghĩa Tân, nhà thực vật học - chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Trung Quốc, người có hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, lừng lẫy hơn cả có lẽ là Quan Anh Tài, truyền nhân đời thứ 72 của Quan Vũ, người được xưng tụng là “Cự phú công thương Đông Nam Á”. Cơ sở làm ăn của ông phát triển mạnh ở Brunei, Singapore, Malaysia.

Quan Anh Tài – truyền nhân kiệt xuất đời thứ 72 của Quan Vũ

Quan Anh Tài sinh năm 1923 tại Kim Kê, Giang Môn, tỉnh Quảng Đông. Năm 15 tuổi, khi mới học xong trung học cơ sở, Quan Anh Tài một mình rời Quảng Đông sang vùng Đông Nam Á mưu sinh. Đến Brunei với hai bàn tay trắng, Quan Anh Tài xin làm phụ xe rồi trở thành tài xế xe ô tô loại nhỏ.

Đổi họ tránh họa diệt tộc, đây là truyền nhân kiệt xuất của Quan Vũ khiến tổng thống Mỹ phải kính nể - 3
Quan Anh Tài - truyền nhân đời thứ 72 Quan Vũ - doanh nhân Hoa kiều nổi tiếng

Cần cù, chịu khó, mỗi ngày Quan Anh Tài làm việc hơn 14 tiếng liên tục. Đầu những năm 1950, tích luỹ được ít vốn và kinh nghiệm, Quan Anh Tài mở một hãng xe buýt nhỏ. 10 năm sau, chớp thời cơ phát triển kinh tế ở Brunei, ông quyết định mở Công ty Xây dựng Anh Tài và Công ty Kim khí điện máy Mã Lai Dịch.

Sự nghiệp ngày càng phát đạt, ông lấn sang các lĩnh vực ăn uống, giải trí, mở nhà hàng hải sản Brunei. Năm 1972, ông chuyển sang kinh doanh ở lĩnh vực hàng hải và địa ốc. Từ đây, Quan Anh Tài nổi tiếng trong giới Hoa kiều thành đạt với biệt danh “Thuyền vương Brunei”.

Năm 1978, Quan Anh Tài sang Singapore lập công ty sửa chữa tàu biển, rồi sang Malaysia mở cơ sở lớn kinh doanh ngành phục vụ tàu biển và ăn uống. Hầu như lĩnh vực kinh doanh nào ông cũng thành công, giới thương nhân người Hoa gọi sự nghiệp của ông sáng rỡ như "mặt trời chiếu giữa trưa".

Hơn 70 năm lập nghiệp ở nước ngoài, Quan Anh Tài không quên cố quốc. Năm 1986, được biết Chính phủ Trung Hoa cho phép Hoa kiều được gửi tiền về nước, Quan Anh Tài nhiều lần gửi tiền về quê cũ ở Quảng Đông, Hà Nam, Hà Bắc tài trợ làm từ thiện, trường học, cầu cống, đường sá đến hơn 10 triệu nhân dân tệ (hơn 1 triệu USD) và được tặng danh hiệu "Công dân danh dự" của hơn 10 tỉnh thành, địa phương.

Đổi họ tránh họa diệt tộc, đây là truyền nhân kiệt xuất của Quan Vũ khiến tổng thống Mỹ phải kính nể - 4
Quan Anh Tài (phải) trong cuộc tiếp kiến chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đảo năm 2004

Năm 2004, Quan Anh Tài được tiếp kiến thân mật với Tổng thống Mỹ Bush, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và các quan chức cấp cao Trung Quốc. Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2007, Quan Anh Tài từng mời cả Bill Gates tới Hải Nam và hỗ trợ ông xây dựng "khu văn hoá Quan Công" tại đây, với mục tiêu "thúc đẩy giao lưu văn hoá quốc tế, phát huy tinh thần "dũng, tín, nghĩa, thành" trong văn hoá cũng như kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.

Trước khi mất vào năm 2012, Quan Anh Tài từng giữ chức chủ tịch Tổng hội Long Cương quốc tế, với thành viên là hậu duệ của Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân.

TẦM HOAN (SHTT)