Thế giới

Đâu là vũ khí chống tăng tốt nhất thế giới?

Vũ khí chống tăng là khắc tinh của các xe bọc thép và xe tăng. Điều nay đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Chính vì thế mà các cường quốc vũ khí đều rất chú trọng trong việc nghiên cứu phát triển loại vũ khí này. Chuyên gia quân sự Nga Alexander Kotz mới đây đã xếp hạng 5 loại vũ khí chống tăng hàng đầu thế giới ở các tiêu chí độ tin cậy, chính xác và sức mạnh hỏa lực…

Vũ khí chống tăng là khắc tinh của các xe bọc thép và xe tăng. Điều nay đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Chính vì thế mà các cường quốc vũ khí đều rất chú trọng trong việc nghiên cứu phát triển loại vũ khí này. Chuyên gia quân sự Nga Alexander Kotz mới đây đã xếp hạng 5 loại vũ khí chống tăng hàng đầu thế giới ở các tiêu chí độ tin cậy, chính xác và sức mạnh hỏa lực…

Xuất hiện từ năm 1968, RPG-7 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh, hơn 9 triệu đơn vị vũ khí này đã được xản xuất, đó là còn chưa kể đến những thiết bị nhái hay tự nâng cấp ở nhiều quốc gia.

RPG-7 là hệ thống vũ khí đơn giản, với các phần thiết bị chính chỉ bao gồm ống phóng, kính ngắm và quả đạn có kích cỡ từ 40 đến 105mm. Nó có thể làm nhiệm vụ chống xe tăng hay tiêu diệt sinh lực địch ở khoảng cách 330m.

Ngày nay, quân đội Nga vẫn đang được trang bị phiên bản RPG-7V2 cùng kính ngắm tiêu chuẩn UP-7V.

Chính xác nhất: Tên lửa chống xe tăng FGM-172 SRAW được lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 2002 như một sự lựa chọn đơn giản và ít tốn kém hơn so với FGM-148 Javelin.

Lợi thế lớn nhất của FGM-172 đó là có khả năng dẫn đường kiểu bắn và quên. Xạ thủ chỉ cần theo dõi mục tiêu từ 2 đến 3 giây và sau khi phóng, đầu đạn có thể tự tìm đến mục tiêu bất chấp các yếu tố ảnh hưởng khác của môi trường.

FGM-172 SRAW bao gồm 2 biến thế, loại sử dụng đầu đạn xuyên phá, có khả năng phá vỡ lớp giáo dày tới 600mm ở khoảng cách 500m và loại đầu đạn nổ mảnh đa năng, dùng cho tiêu diệt các xe bọc thép hạng nhẹ.

Lâu đời nhất: Vũ khí chống tăng Carl Gustaf của Thụy Điển từng bắt đầu được sử dụng từ những năm 1948 và hiện nay vẫn còn trong biên chế 30 nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.

Lợi thế lớn nhất của Carl Gustaf đó chính là khả năng sử dụng được nhiều đầu đạn từ loại nổ mảnh, đạn khói cho tới pháo sáng.

Carl Gustaf từng bị chê là có trọng lượng quá nặng, lên tới 16kg và cần 2 người mới sử dụng được, tuy nhiên ở những phiên bản nâng cấp, trọng lượng này đã giảm xuống nhờ việc sử dụng chất liệu mới.

Xuyên giáp tốt nhất: RPG-30 Kryuk, phiên bản nâng cấp của hệ thống RPG-29 Vampir, được coi là hệ thống có khả năng xuyên giáp siêu phàm, thậm chí vượt qua được cả các hệ thống phòng vệ chủ động của xe tăng hiện đại.

Điều này có thể thực hiện được nhờ việc RPG-30 có tới 2 ống phóng tên lửa. Ống đầu tiên với kích cỡ nhỏ, sẽ phóng ra một tên lửa mồi nhằm kích hoạt hệ thống phòng vệ chủ động của xe tăng. Nhờ đó mà tên lửa chính, phóng theo ngay sau đó, có thể đánh trúng mục tiêu mà không bị ngăn cản bởi cơ chế phòng thủ nào khác.

Đạn của RPG-30 có thể xuyên được lớp giáp đồng chất dày 700mm, tức là đủ để hạ những xe tăng hiện đại nhất hiện nay như M1 Abrams, Challenger 2 hay Merkava.

Lớn nhất: Hệ thống vũ khí chống tăng lớn nhất hiện nay đó chính là loại MBT LAW đang sử dụng trong quân đội Anh.

Đầu đạn của nó có kích cỡ lên tới 150mm và đủ để xuyên qua lớp giáp đồng chất dày 650mm.

Người sử dụng loại vũ khí này có thể tư điều chỉnh đường đạn dựa vào hệ thống điện tử và ngắm bắn. Phiên bản mới của MBT LAW còn có cơ chế bắn và quên, giúp tự động tìm kiếm mục tiêu sau khi phóng.

Theo Đặng Vũ (An Ninh Thủ Đô)