Thế giới

Chối bỏ PCA, Trung Quốc sẽ thành quốc gia "ngoài vòng pháp luật"

Việc chối bỏ PCA sẽ khiến Trung Quốc có nguy cơ trở thành quốc gia "ngoài vòng pháp luật". Và Bắc Kinh sẽ sớm nhận ra rằng mình đang "mất nhiều nhưng được ít".

Việc chối bỏ PCA sẽ khiến Trung Quốc có nguy cơ trở thành quốc gia "ngoài vòng pháp luật". Và Bắc Kinh sẽ sớm nhận ra rằng mình đang "mất nhiều nhưng được ít".

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, cựu chiến binh Washington, luật sư Paul Reichler bày tỏ tin tưởng rằng Tòa án Thường trực Trọng tài, có trụ sở tại The Hague, sẽ đưa ra một phán quyết có lợi cho Manila vào ngày 12/7 bất chấp trước đó Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố bác bỏ thẩm quyền của tòa án và cho biết sẽ không thực hiện theo các phán quyết.
Chối bỏ PCA, Trung Quốc sẽ thành quốc gia 'ngoài vòng pháp luật' - Ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Năm 2013, Philippines đã đơn phương khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế phản đối yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc khi muốn nuốt trọn Biển Đông, nơi được coi là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Tranh chấp Biển Đông trong thời gian qua đã dấy lên nhiều lo ngại về một cuộc xung đột có thể ảnh hưởng đến an ninh và thương mại của khu vực cũng như trên toàn cầu.

Reichler, người đứng đầu nhóm pháp lý của Manila trong vụ kiện kéo dài 3 năm qua cho biết ông không nắm rõ nội dung phán quyết và đang mong chờ kết quả cuối cùng từ PCA, tuy nhiên ông có chút tin tưởng rằng Manila sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý lần này bởi kết quả như vậy phù hợp với sự đồng thuận của Washington và cộng đồng quốc tế.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã liên tục đưa ra những tuyên bố phi lý về cái gọi là chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông bằng việc công bố bản đồ đường 9 đoạn lấn sâu vào các vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm hàng trăm hòn đảo tranh chấp và các rạn san hô, ngư trường phong phú và nhiều mỏ dầu và khí đốt. Trong đó Trung Quốc từng bước tăng cường quân sự hóa trên Biển Đông bằng việc bồi lấp đảo nhân tạo và đưa vũ khí ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Reichler nói một phán quyết chống lại Bắc Kinh "có thể tước đoạt của Trung Quốc mọi cơ sở pháp lý của tuyên bố đường 9 đoạn trên Biển Đông". Manila cho rằng tuyên bố của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và hạn chế quyền hợp pháp của quốc gia này trong việc khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế.

Trong cuộc họp báo hôm 29/6, Trung Quốc cho biết cách tiếp cận của Manila coi thường luật pháp quốc tế và Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất cứ quyết định của bên thứ ba về vấn đề này.
 
Chối bỏ PCA, Trung Quốc sẽ thành quốc gia 'ngoài vòng pháp luật' - Ảnh 2
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi

Luật sư Reichler gọi hành động phủ nhận phán quyết của Trung Quốc có nghĩa là nước này "đã tự coi mình là một nhà nước ngoài vòng pháp luật" khi không tôn trọng luật pháp quốc tế.

Reichler là một luật sư quốc tế có uy tín trong việc đại diện cho các nước nhỏ chống lại quyền lực lớn hơn. Ông nổi tiếng khi giúp Nicaragua thắng trong một vụ kiện hồi năm 1980 khi chính phủ Nicaragua cáo buộc Mỹ cấp quỹ cho các phần tử nổi loạn chống chính phủ cánh tả sở tại.

Giữa tình hình gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, Reichler nói "không nước nào muốn hoặc thậm chí nên sử dụng vũ lực trong khu vực."

Ông dự đoán Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực phải tuân theo phán quyết từ các nước bị xâm lấn lợi ích trên Biển Đông khác, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

"Chỉ sau một khoảng thời gian, Trung Quốc sẽ sớm nhận ra họ đang mất nhiều hơn là được từ việc tạo ra một tình huống hỗn loạn vô luật lệ", ông nói.

Các quan chức Mỹ đang lo lắng Trung Quốc có thể tuyên bố một khu vực xác định phòng không ở Biển Đông, như nước này từng thực hiện ở Biển Hoa Đông vào năm 2013, thông qua việc bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo.

Ngay sau thông báo ngày hôm qua từ Tòa Thường trực Quốc tế về việc công bố phán vào hôm 12/7 tới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong thông báo phát đi sau đó đã một lần nữa tái khẳng định không công nhận phán quyết từ PCA và gọi việc "Philippines đơn phương đệ đơn kiện là trái luật pháp quốc tế".

"Một lần nữa, tôi nhấn mạnh tòa trọng tài không có thẩm quyền xét xử vụ kiện và vấn đề liên quan. Tòa không nên tổ chức điều trần hoặc ra phán quyết", Reuters dẫn lời ông Hồng Lỗi cho hay.

"Trung Quốc không chấp nhận cách giải quyết từ bên thứ ba, không chấp nhận mọi nghị quyết ép buộc Trung Quốc", ông nói thêm.

Tại Manila, thư ký truyền thông tổng thống Philippines Herminio Coloma Jr. nói nước này "chờ đợi một phán quyết công bằng, góp phần thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực".

Trong khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Anna Richey-Allen tái khẳng định Mỹ ủng hộ PCA. "Chúng tôi ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp" ở Biển Đông và hoan nghênh giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua cơ chế pháp lý quốc tế như tòa trọng tài.

Theo Minh Vũ (Nguoiduatin.vn)