Thế giới

Chân dung nữ điệp viên gây thiệt hại nhiều nhất cho nước Mỹ hiện đại

Ana Belen Monter được đánh giá là một trong những điệp viên “hai mang” gây thiệt hại nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Ana Belen Monter được đánh giá là một trong những điệp viên “hai mang” gây thiệt hại nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Là một người mang nquốc tịch Mỹ, nhưng Ana Belen Monter đã bị gắn tội danh “phản bội dân tộc” do đã chuyển giao rất nhiều bí mật của Mỹ cho Cuba. Các chuyên gia Mỹ nói rằng, có thể không bao giờ biết hết được những thiệt hại mà Monter đã gây ra cho nước Mỹ trong toàn bộ thời gian làm điệp viên của bà.

Suốt 17 năm hoạt động gián điệp, Montes đã chuyển giao cho Cuba nhiều thông tin giá trị. Bị FBI bắt giữ và bị buộc tội làm gián điệp cho Cuba, Ana Montes lãnh mức án 25 năm tù giam vào tháng 10/2002. Hiện Montes vẫn còn bị giam giữ tại nhà tù Fort Worth bang Texas.

Hãng tin CNN dẫn lời cựu chuyên viên cơ quan Tình báo quốc phòng DIA Chris Simmons: “Bạn nghĩ rằng một Cuba không thể làm thiệt hại một siêu cường như Mỹ thì bạn đã sai. Bởi các mối đe dọa sẽ ra tăng khi Havana tiếp tục bán những bí mật quân sự cho các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên. Và dĩ nhiên Monter chính là nguyên nhân dẫn đến những thông tin mật của Mỹ bị rò rỉ ra bên ngoài”. Vậy bà ấy là ai?

Giống như hàng triệu cô gái khác lớn lên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Montes sinh ra tại một căn cứ quân sự Mỹ ở Đức vào năm 1957. Montes là con cả trong gia đình có 4 người con. Cha bà là bác sĩ quân y, mẹ là lãnh đạo cộng đồng người Puerto Rico địa phương. Khi Montes được 15 tuổi thì bố mẹ ly hôn, bà được bố gửi tới học tại một trường ở Virginia.
 
Chân dung nữ điệp viên gây thiệt hại nhiều nhất cho nước Mỹ hiện đại - Ảnh 1
Điệp viên "hai mang" Ana Belen Monter

Sau khi tốt nghiệp Đại học Virginia, Ana Montes đến Puerto Rico tìm việc làm, nơi bà được một người bạn giới thiệu công việc thư ký ở Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) từ 9/1985. Chưa đầy một năm làm việc cho DOJ, Montes được cấp quyền sử dụng thông tin tuyệt mật. Từ đó, Montes được tiếp cận một số hồ sơ được coi là nhạy cảm nhất của DOJ.

Trong suốt thời gian làm việc tại Bộ Tư pháp, bà tận mắt chứng kiến những hoạt động của Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Mỹ đã thi hành chính sách đàn áp, chống chế độ “thân cộng” ở Trung Mỹ. Trong suy nghĩ của mình, Montes luôn dành thiện cảm đặc biệt đối với những đất nước nhỏ bé nhưng có tinh thần độc lập, tự chủ.

“Bà ấy nghĩ rằng Mỹ không có quyền áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia khác. Bà căm ghét những chính sách Mỹ đối với các nước khu vực Mỹ La-tinh”, đặc vụ FBI người tham gia quá trình điều tra Montes kể lại.

Một thời gian sau, chia tay DOJ, Montes chuyển sang làm việc cho DIA, một tổ chức tình báo quân đội hàng đầu của Mỹ. Tại DIA, cô được đồng nghiệp phong tặng danh hiệu “Nữ hoàng Cuba” khi là một chuyên gia phân tích nổi tiếng về đất nước này.

Trong quãng thời gian thăng tiến nhanh của mình, Montes nhận được rất nhiều phần thưởng dành cho công việc của bà, đáng kể nhất là huân chương do Giám đốc CIA George Tenet trao tặng vào năm 1997

Từ "Nữ hoàng Cuba" trở thành gián điệp Cuba

Từ mối thiện cảm dành cho những đất nước như Cuba, năm 1984, Montes chính thức được Cơ quan Tình báo Cuba (DINA) tuyển mộ làm gián điệp trợ giúp Havana phát hiện mạng lưới điệp viên ngầm của Mỹ cài trên đảo quốc.

Thời điểm đó, bà đang là chuyên viên ở DIA phụ trách chính về Cuba vậy nên Montes có quyền sử dụng thông tin mật, thực hiện nhiều chuyến đi bí mật đến Havana. Bà dưới danh nghĩa đi “công tác”, nhưng được DINA huấn luyện cách gửi bưu kiện, giao tiếp an toàn với mật mã được cấp và cách biến mất thật nhanh trong trường hợp khẩn cấp.

Thậm chí, tình báo Cuba còn dạy cho Montes cách “qua mặt” máy kiểm tra nói dối của Mỹ. CNN dẫn một nguồn tin thân cận với FBI cho biết, quá trình điều tra FBI thấy rằng, Montes đã sử dụng cơ thắt của cơ thể để khiến máy nói dối của cơ quan điều tra Mỹ không phát hiện ra.

Sau khi nắm trong tay rất nhiều các kỹ năng, Ana Montes nhận chỉ thị từ Havana cũng giống như các điệp viên thời Chiến tranh Lạnh. Đó là thông qua các thông điệp bằng số được truyền qua radio sóng ngắn. Montes mở Đài PM ở tần số 7887 kHz rồi chờ đợi một giọng nữ với câu nói chứa 150 con số. Sau đó Montes gõ chuỗi số vào máy tính và phần mềm mã hóa do tình báo Cuba cài đặt và chuyển những con số này thành văn bản ngôn ngữ Tây Ban Nha.

FBI thông tin về quá trình điều tra, trong 17 năm làm gián điệp "hai mang", cứ vài tuần 1 lần Montes cùng ăn tối với những người Cuba được DINA cử đến tại các nhà hàng Trung Quốc trong khu vực Washington để trao những chiếc đĩa mềm chứa thông tin mật.

Thậm chí, Montes bay đến Cuba 4 lần để cùng họp với các sĩ quan tình báo cao cấp DINA. Trong đó 2 lần Montes sử dụng hộ chiếu Cuba giả, đội tóc giả và bí mật đi theo đường châu Âu.

Hai lần khác, Montes được Lầu Năm Góc cấp phép viếng thăm Cuba một cách chính thức để thu thập thông tin cho tình báo. Nhưng những chuyến đi này Montes đã lợi dụng cơ hội để giao tài liệu cho DINA. Để tưởng thưởng công lao điệp viên, chính quyền Cuba tặng thưởng cho Ana Montes huy chương nhưng bà không bao giờ dám mang về Mỹ.

Theo Phương Anh (nguoiduatin.vn)