Thế giới

Cần hàng triệu năm để tới phiên bản song sinh của địa cầu

New Horizons, phi thuyền nhanh nhất của loài người từ trước tới nay, cần tới 32 triệu năm để tiếp cận Kepler-452b, hành tinh giống trái đất nhất từ trước tới nay.

New Horizons, phi thuyền nhanh nhất của loài người từ trước tới nay, cần tới 32 triệu năm để tiếp cận Kepler-452b, hành tinh giống trái đất nhất từ trước tới nay.

Hôm 23/7, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố, bằng kính thiên văn không gian Kepler, họ phát hiện Kepler-452b – hành tinh giống trái đất nhất từ trước tới nay.
 

New Horizons là tàu vũ trụ có khả năng bay nhanh nhất hiện nay. Ảnh: Solarviews.com

Theo các nhà khoa học, “phiên bản song sinh” của trái đất nằm trong chòm sao Cygnus trong dải Ngân Hà và nằm cách trái đất 1.400 năm ánh sáng. Vì vận tốc ánh sáng trong chân không là 299.792. 458 m/s, một năm ánh sáng tương đương với khoảng 9.460.730.472.580,8 km. 

Như vậy, phi thuyền New Horizon của NASA, với vận tốc hơn 14 km mỗi giây, sẽ phải mất 32 triệu năm để tiếp cận Kepler-452b, theo Sen.com.

Kepler-452b có đường kính lớn hơn địa cầu khoảng 60%. Nó xoay một vòng quanh ngôi sao riêng trong 385 ngày, nghĩa là chỉ hơn 20 ngày so với thời gian xoay của trái đất quanh mặt trời. Đây là thiên thể vô cùng đặc biệt, bởi nó là hành tinh nhỏ nhất xoay quanh một ngôi sao và có khả năng nuôi dưỡng sự sống.

Kính thiên văn Kepler phát hiện 51 PEG b - hành tinh đầu tiên xuay quanh một ngôi sao giống như trái đất xoay quanh mặt trời - vào năm 1995.
 
>> Cư dân mạng Việt Nam phấn khích trước thông tin đã tìm thấy Trái đất thứ 2
>> Tin chấn động: NASA công bố tìm thấy Trái đất thứ 2
 
Theo Hải Anh (Zing.vn)