Thế giới

Các cuộc trưng cầu dân ý ở châu Âu: Cách chính phủ lừa người dân

Cuộc trưng cầu dân ý được coi là đỉnh cao của nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu kết quả dễ dự đoán và đây không phải là kết quả mong muốn, thì không nhất thiết phải hói ý kiến của người dân, và nếu cuộc trưng cầu dân ý mang lại một kết quả bất tiện thì không nên chú ý đến kết quả đó.

Cuộc trưng cầu dân ý được coi là đỉnh cao của nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu kết quả dễ dự đoán và đây không phải là kết quả mong muốn, thì không nhất thiết phải hói ý kiến của người dân, và nếu cuộc trưng cầu dân ý mang lại một kết quả bất tiện thì không nên chú ý đến kết quả đó.

1. Hiệp ước Brussels ngày 22.1.1972

Mục tiêu: Làm rõ ý kiến của người dân Đan Mạch, Ireland, Na Uy về việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) trong khuôn khổ Hiệp ước Brussels ngày 22 tháng 1 năm 1972.

Kết quả: 70,8% người dân Greenland đã bỏ phiếu chống. Đây là thắng lợi vang dội cuối cùng của các đối thủ một châu Âu thống nhất đã được giành trước Brexit.

Hậu quả: Tại Đan Mạch cuộc trưng cầu dân đã được tổ chức vào ngày 2 tháng 10 năm 1972. Những người ủng hộ việc gia nhập EEC đã giành phần thắng (63,3%). Greenland buộc phải chấp hành quyết định của người Đan Mạch. Năm 1982, Greenland  đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc tiếp tục tham gia EEC, và 53,02% người dân đã bỏ phiếu chống.

các cuọc trung càu dan ý ỏ chau au: cách chinh phu lua nguòi dan hinh anh 1

2. Nước Anh gia nhập EEC vào năm 1973

Mục tiêu: Làm rõ ý kiến về việc Anh gia nhập EEC

Kết quả: Chính phủ đã thông qua quyết định gia nhập EEC mà không hỏi ý kiến ​​của người dân.

Hậu quả: Đảng Lao động đã giành phần thắng trong cuộc bầu cử năm 1974 và hứa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Như vậy, sau khi đất nước gia nhập EEC, người dân Anh đã có khả năng nói lên ý kiến để tìm hiểu xem người Anh muốn hay không muốn ở lại trong EEC. 64% người được hỏi đã ủng hộ quyết định đó.

3. Hiệp ước Maastricht 1992

Mục tiêu: Phê duyệt Hiệp ước Maastricht — Hiệp ước về Liên minh châu Âu, mà trong phiên bản gốc đã công bố các mục tiêu của Liên minh, ba "trụ cột" trong hoạt động của nó và đặt nền tảng của Hội đồng châu Âu và các thủ tục hợp tác.

Kết quả: 50,7% người Đan Mạch đã nói "không" với Hiệp ước Maastricht.

Hậu quả: Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Đan Mạch, đã phải tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để ký kết thỏa thuận Edinburgh, trong đó ghi nhận một số ngoại lệ cho Đan Mạch. Vào năm 1993,  Đan Mạch đã tổ chức một cuộc trưng cầu thứ hai, theo kết quả của nó, đất nước đã phê duyệt Hiệp ước Maastricht và Đan Mạch đã gia nhập Liên minh châu Âu.

4 Hiệp ước Lisbon năm 2008

Mục đích: Ký kết Hiệp ước Lisbon, văn kiện thay thế Hiệp ước Roma. Để tránh rủi ro, lần này cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại một quốc gia duy nhất — Ireland.

Kết quả: Ireland đã bỏ phiếu chống… nhưng đã thông qua văn kiện này vào ngày 2 tháng 10 năm 2009 theo kết quả cuộc bỏ phiếu thứ hai với sự bảo đảm bổ sung từ phía Liên minh châu Âu (không được ghi vào văn bản Hiệp ước).

các cuọc trung càu dan ý ỏ chau au: cách chinh phu lua nguòi dan hinh anh 2

5. Trưng cầu dân ý ở Hy Lạp năm 2015

Mục tiêu: Cuộc trưng cầu ở Hy Lạp vào năm 2015 về việc chấp nhận đề xuất gia hạn chương trình tái cấp vốn để Hy Lạp thanh toán các khoản nợ, đề xuất do EU, ECB và IMF giới thiệu vào tháng 6 năm 2015.

Kết quả: 61,31%  nói "không", 38,69%  bỏ phiếu ủng hộ.

Hậu quả: Mặc dù đa số người nói "không", mà điều đó phù hợp với quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis và ông đã từ chức một ngày sau cuộc trưng cầu dân ý để Hy Lạp có thể đàm phán dễ dàng hơn với Liên minh châu Âu.

6. Trưng cầu về Ukraine ở Hà Lan vào năm 2016

Mục tiêu: Về ký kết hiệp định liên kết của Ukraine với Liên minh châu Âu vào tháng Tư năm 2016.

Kết quả: Thắng lợi vang dội của những người phản đối việc ký kết hiệp định trong cuộc trưng dân ý ở Hà Lan: 62%.

Hậu quả: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ghi nhận kết quả tiêu cực của cuộc trưng cầu dân ý, và tuyên bố rằng, ông có ý định "tiếp tục các cuộc tiếp xúc" về vấn đề này với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.

Như thường xảy ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay lập tức bị cáo buộc về việc ông "đứng đằng sau"  kết quả tiêu cực của cuộc bỏ phiếu.

7. Brexit năm 2016

Mục tiêu: Anh ra khỏi EU?

Kết quả: Ngày 23 tháng 6 đa số người Anh — 51,9% — đã bỏ phiếu ủng hộ việc nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu.

Hậu quả: Đến nay vẫn chưa rõ về diễn biến tiếp theo sau cuộc bỏ phiếu về Brexit. Chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận theo kết quả các cuộc trưng cầu trước và chờ đợi những bước đi tiếp theo. Sau khi công bố kết quả trưng cầu dân ý, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố rằng, ý nguyện của người dân sẽ được thực hiện, và ông có ý định từ chức nhưng không sớm hơn tháng 10.
 

Theo PV (Dân Việt)