Thế giới

Bức ảnh vạch trần bạo động ở Paris thực chất là giả

Bức ảnh có tên "Vạch trần" lan truyền trên Twitter những ngày qua về vụ bạo động tại Paris Pháp thực chất là giả mạo.

Bức ảnh này ghi lại việc một nhóm người chụp ảnh một đống lửa nhỏ ngay giữa đường phố Pháp. Hậu cảnh của bức hình là những nhóm người trong trang phục áo khoác vàng, biểu tượng của vụ bạo động tại Paris Pháp.

Sẽ không có gì nếu bức ảnh trên được đăng tải một mình. Thực tế, nhiều người đăng nó lên Twitter kèm bức ảnh khác với ngọn lửa lớn trước Khải Hoàn Môn kèm chú thích với nội dung như "vạch mặt", "ngọn lửa Paris". Việc này ám chỉ bức ảnh ngọn lửa lớn trước Khải Hoàn Môn là tác phẩm của những người đang chụp một đống lửa nhỏ giữa đường phố Paris.

Bức ảnh vạch trần bạo động ở Paris thực chất là giả
Sự so sánh nhận được hàng chục nghìn tương tác trên mạng xã hội về bạo động ở Paris thực chất chỉ là tin giả.

Những bài đăng như vậy nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ. Thậm chí, một số kênh truyền thông đã sử dụng hình ảnh này để lên án các cá nhân sản xuất tin giả, phóng đại sự thật.

Tuy nhiên, hãng thông tấn của Pháp đã xem xét và kết luận việc so sánh hai bức ảnh trên với tiêu đề "vạch trần" mới là tin giả.

Theo PV, hai bức ảnh này có thời gian và địa điểm chụp hoàn toàn khác nhau. Cụ thể,  PV không tìm thấy bất cứ bức ảnh nào khác về một chiếc xe tay ga bị cháy tại Khải Hoàn Môn.

Bức ảnh ngọn lửa lớn ở Khải Hoàn Môn được chụp ngày 1/12 bởi nhiếp ảnh gia Katerine Pierre. Trong khi bức ảnh chiếc xe ga đang cháy được chụp bởi phóng viên của Le Point vào ngày 8/12.

Ngoài ra, PV cũng chứng minh bức ảnh chiếc xe tay ga cháy được chụp ở mặt bên kia của Khải Hoàn Môn.

Theo Trọng Hưng (Tri Thức Trực Tuyến)