Thế giới

Bí mật 'vùng tử thần' dưới đáy đại dương: Nghìn năm không có sinh vật sống, NASA cố lờ đi!

48 năm sau sứ mệnh bất thành của con tàu Apollo 13 (của NASA), hệ lụy "chết chóc" mà nó để lại kéo dài hàng nghìn năm!

Bao phủ 71% bề mặt Trái Đất, đại dương là một thế giới rộng lớn ẩn chứa nhiều bí mật khiến nhân loại không ngừng khám phá, giải mã.

Tuy có mặt ngay trên hành tinh chúng ta nhưng những điều con người biết về đại dương còn ít hơn vũ trụ. Con người có thể nắm rõ địa hình sao Hỏa, sao Kim dễ dàng hơn đáy biển. Ước tính, giới khoa học chỉ mới phát hiện và định danh cho 230.000 trong khoảng 2 triệu loài sinh vật sống dưới đại dương!

Trên Trái Đất tồn tại một vùng đáy đại dương không chỉ bí ẩn mà còn là "vùng tử thần", không một sinh vật nào có thể sinh sống. 

Kỳ 12 trong series Những Khu Vực Nguy Hiểm Nhất Hành Tinh kể về Vực thẳm Tonga và sứ mệnh thất bại của tàu Apollo 13 - "thủ phạm" khiến cho Tonga trở thành vùng chết chóc nguy hiểm bậc nhất hành tinh.

Bí mật 'vùng tử thần' dưới đáy đại dương: Nghìn năm không có sinh vật sống, NASA cố lờ đi!

Ngày 20/2/1962, chuyến bay Mercury-Atlas 6 đầu tiên thuộc sứ mệnh Mercury (Project Mercury tiêu tốn 1,5 tỷ USD) đưa con người lên quỹ đạo Trái Đất của Mỹ được phi hành gia John Glenn thực hiện thành công.

Ngay sau sứ mệnh hoàn thành của John Glenn - phi hành gia đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bay ra ngoài Trái Đất, Tổng thống thời bấy giờ là John F. Kennedy lập tức hạ lệnh cho NASA khởi động chương trình đưa người lên Mặt Trăng. Chương trình Apollo (Project Apollo) ra đời.

Gần 10 năm sau, nếu như người Liên Xô "có công" đưa người bay ra vũ trụ đầu tiên trong lịch sử nhân loại (đọc thêm) thì người Mỹ "hái quả ngọt" với thời khắc ngày 20/7/1969: Con tàu Apollo 11 đưa các phi hành gia Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin đặt dấu chân của loài người đầu tiên lên Mặt Trăng.

Để có được thành quả "vô tiền khoáng hậu" này, ngành vũ trụ nước Mỹ đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, mất mát. Nhiều vụ nổ tàu vũ trụ gây thiệt hại về người và tiền bạc khiến NASA không ít lần lao đao. Sứ mệnh không thành công của phi thuyền Apollo 13 là một ví dụ như thế.

13 giờ 13 phút, ngày 11/4/1970...

Phi thuyền Apollo 13 được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, mang theo ba phi hành gia tài năng của Mỹ là Jim Lovell (42 tuổi, chỉ huy tàu), Jack Swigert (38 tuổi, phi công mô-đun chỉ hủy), và Fred Haise (36 tuổi, phi công mô-đun Mặt Trăng) tiến thẳng vào không gian rộng lớn của vũ trụ.

Bí mật 'vùng tử thần' dưới đáy đại dương: Nghìn năm không có sinh vật sống, NASA cố lờ đi! - 1
Tên lửa đưa phi thuyền Apollo 13 ra ngoài không gian, ngày 11/4/1970, từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, Mỹ. Nguồn: NASA

Trong Chương trình Apollo, Apollo 13 là chuyến tàu không gian có người lái thứ 7 của Mỹ và là sứ mệnh thứ 3 đáp xuống bề mặt Mặt Trăng.

Tối cùng ngày,

Khi phi hành đoàn cách Trái Đất 321.868 km và đang tiến dần về phía Mặt Trăng, thì con tàu Apollo 13 gặp sự cố: Một bồn chứa oxy trên con tàu phát nổ. Lập tức các mô-đun phụ thuộc (mô-đun dịch vụ và mô-đun chỉ huy) bị ảnh hưởng ngay lập tức. Oxy đang mất dần! Phi hành đoàn ở cách mặt đất hơn 300.000km trong tình huống đó thật khó mà bình tĩnh được.

Sau sự cố, phi hành đoàn phải sống trong điều kiện oxy khan hiếm, thiếu nước uống, nhiệt độ giảm mạnh khiến thực phẩm như hóa đông và điện chập chờn. Lượng pin dữ trữ chỉ còn dùng được trong 40 giờ, trong khi để về được Trái Đất, họ phải cần 70 giờ!

Thời gian là điều sống còn của phi hành đoàn lúc này. Phi hành gia lão luyện Jim Lovell nhận định: Nếu không tìm cách quay về Trái Đất càng sớm càng tốt thì cả 3 người cùng Apollo 13 sẽ trôi lạc mãi mãi trong không gian, tất nhiên là không còn sinh khí để thở!

Bí mật 'vùng tử thần' dưới đáy đại dương: Nghìn năm không có sinh vật sống, NASA cố lờ đi! - 2
Phi hành đoàn của Apollo 13 trước giờ bay: Nhìn từ trái sang - Fred Haise, Jack Swigert, và Jim Lovell. Nguồn: NASA

Phi hành đoàn đã tự giải cứu mình bằng cách nghiên cứu cấu tạo tỉ mỉ của Apollo 13, để rồi, cuối cùng quyết định dùng hệ thống điều khiển và khoang đổ bộ (hay mô-đun đổ bộ) dự định đáp xuống Mặt Trăng của con tàu làm "phao cứu hộ" quay trở về Trái Đất. 

Điều đáng nói là, khoang đổ bộ chỉ có không gian và oxy dành cho hai người. Điều này có nghĩa, phi hành đoàn 3 người đang hít thở và ngồi trong mô-đun dành cho hai người. Oxy ngày càng giảm trong khi nồng độ CO2 ngày càng tăng.

Không những thế, phi hành đoàn còn phải tiết kiệm pin để hướng tàu bay đúng hướng về Trái Đất. Họ phải tắt hết hệ thống chỉ dẫn và máy tính, chỉ bật radio để liên lạc với Trái Đất.

Bí mật 'vùng tử thần' dưới đáy đại dương: Nghìn năm không có sinh vật sống, NASA cố lờ đi! - 3
Hình ảnh con tàu Apollo thiệt hại 1/4 sau vụ nổ. Nguồn: NASA.

Khi sắp đến khí quyến Trái Đất, Apollo 13 đối mặt với một vấn đề sống còn: Vụ nổ bồn chứa oxy khiến 1/4 con tàu bị hư hỏng nặng. Sự hư hỏng lan sang cả hệ thống chịu nhiệt của tàu - đây là lớp giúp cho phi hành đoàn không bị chết cháy vì nhiệt độ khi hạ cánh lên đến 3.000 độ C.

Sau 6 ngày bay trong vũ trụ, phi hành đoàn đã rời khỏi khoang đổ bộ để sang khoang chỉ huy. Đội tách hoàn toàn với con tàu, chỉ giữ lại khoang chỉ huy cùng 3 phi hành gia trở đáp về Trái Đất.

Ngày 17/4/1970 - Thời khắc huy hoàng của người Mỹ...

Sau hơn 3 phút mất liên lạc với sở chỉ huy mặt đất, khoang chỉ huy xuất hiện với 3 chiếc dù khổng lồ.

Phi hành đoàn trở về Trái Đất an toàn! Những gì họ đã trải qua trong không gian thực sự rất đáng sợ. Cả phi hành đoàn đều bị sụt cân. Riêng Fred Haise bị nhiễm trùng thận. Tất cả những người hùng ấy đều kiệt sức. Bởi họ đã chiến đấu và trở về một cách ngoạn mục.

Đó là câu chuyện thoát hiểm khó ngờ của ba phi hành gia tàu Apollo 13 năm 1970. NASA như thở phào nhẹ nhõm trước cái cách mà phi hành đoàn tài năng cùng sở chỉ huy mặt đất phối hợp cùng nhau để giành giật lại sự sống cho các tài năng vũ trụ Mỹ của họ. 

Mặc dù sứ mệnh đặt ra của Apollo 13 không thành nhưng việc phi hành đoàn sống sót trở về đã khiến NASA "nở mày nở mặt" vì đã tôi luyện nên những tài năng vũ trụ biết thể hiện tinh thần đồng đội cũng kỹ năng thoát hiểm cao nhất trong lịch sử. 

Nhờ thế mà báo chí ít chú ý đến mặt trái của "thảm họa huy hoàng" mang tên Apollo 13 đó là sự cố kỹ thuật. Song, có một thảm họa ngoài ý muốn của phi hành đoàn và NASA đã xảy ra...

Bí mật 'vùng tử thần' dưới đáy đại dương: Nghìn năm không có sinh vật sống, NASA cố lờ đi! - 4

Xếp sau vực thẳm Mariana, vực thẳm Tonga ở tây nam Thái Bình Dương là vực thẳm sâu thứ hai trên Trái Đất. Điểm sâu nhất của Tonga là Horizon Deep, sâu khoảng 10.800m. Các nhà khoa học nhận định, vực thẳm Tonga có lớp vỏ địa chất hoạt động mạnh nhất trên hành tinh.

Năm 1970 khi đó,

Sau khi phi hành đoàn xoay sở để trở về Trái Đất, người ta nhìn thấy khoang chỉ huy của Apollo 13 lao nhanh xuống đại dương. Ba phi hành gia rơi xuống vùng biển cách tàu sân bay USS Iwo Jima của Mỹ (có sẵn đội cứu hộ) hơn 6km.

Người ở lại nhưng một "vật thể cực kỳ nguy hiểm" đã tách khỏi khoang chỉ huy và lao thẳng xuống vùng tây nam Thái Bình Dương: Một thùng chất phóng xạ plutonium nặng 3,9kg!

Đáng buồn thay, số phận của thùng chất phóng xạ plutonium-238 đã bị lu mờ trước sự trở về ngoạn mục của ba phi hành gia NASA.

Chất phóng xạ plutonium được NASA mang theo nhằm cung cấp năng lượng cho Hệ thống phụ trợ hạt nhân, hoặc Máy phát điện nhiệt phát quang SNAP-27 (RTG), được thiết kế để cung cấp năng lượng cho một bộ thí nghiệm trên bề mặt Mặt Trăng. Tuy nhiên, sự cố bồn chứa oxy trên Apollo 13 phát nổ đã khiến kế hoạch không được thực hiện như mong đợi.

Trái ngược với lo ngại của dư luận, các quan chức NASA tự tin nói trên tờ The New York Times rằng rủi ro lớn nhất là SNAP-27 nặng 18kg (chứa thùng plutonium) rơi trúng người dân vô tội nào đó trong quá trình khoang chỉ huy trở về Trái Đất. Mặt khác, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử thừa nhận khả năng nhỏ nó có thể trở thành bụi và đã phân tán.

Trên thực tế, thùng nhiên liệu chất phóng xạ cho SNAP-27 của Apollo 13 đã rơi ra ngoài trong quá trình mô-đun chỉ huy chứa 3 phi hành gia đáp xuống vùng biển tây nam Thái Bình Dương.

Thùng chất phóng xạ này được cho là đang ở độ sâu từ 6.000m đến 9.000m ở Vực thẳm Tonga - một trong những điểm sâu nhất trên hành tinh.

Bí mật 'vùng tử thần' dưới đáy đại dương: Nghìn năm không có sinh vật sống, NASA cố lờ đi! - 5
Vực thẳm Tonga là điểm sâu thứ hai trên hành tinh. Ảnh minh họa.

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, khu vực này không thấy xuất hiện sự tăng đột biến về nhiễm phóng xạ. Đó là những báo cáo trên giấy tờ của Mỹ. Thực tế thì, NASA không muốn có bất cứ phản ứng dư luận trái chiều nào về việc sử dụng thêm plutonium 238 cho các nhiệm vụ không gian sâu trong tương lai. Lẽ dĩ nhiên, họ phải đưa ra những kết luận có lợi cho mình.

Còn thực tế thì sao?

Tại khu vực sâu 6.000m đến 9.000m, thùng chứa chất phóng xạ plutonium-238 đã gây nhiễm phóng xạ cho nước và hệ động-thực vật nơi đây.

Tệ hại là thế nhưng người ta chỉ biết rằng, 3,9kg chất phóng xạ plutonium-238 sẽ không được trục vớt lên trong khoảng 800 năm nữa.

Nếu kịch bản là vậy thì ước tính, tại khu vực này còn nhiễm phóng xạ độc hại trong vài nghìn năm nữa!

Vực thẳm Tonga không chỉ là nơi bí ẩn bậc nhất trên Trái Đất, nó còn là "vùng tử thần" sâu gần 10.000m dưới đại dương.

Để đắp xây những "đôi cánh" bay xa vào vũ trụ, con người, đôi khi đã đánh đổi sự an toàn ngay trên chính hành tinh của mình!

Theo Trang Ly (Soha/Helino)