Thế giới

Bệnh nhân trong trại cai nghiện Internet khắc nghiệt ở Trung Quốc

Bệnh nhân đến trung tâm cai nghiện đều thiếu sự tương tác với xã hội, bị rối loạn ăn uống, rối loạn tinh thần, gặp các vấn đề về thị lực, cơ thể bị thoái hóa... nguy hiểm tương tự người nghiện heroin.

 
Bệnh nhân đến trung tâm cai nghiện đều thiếu sự tương tác với xã hội, bị rối loạn ăn uống, rối loạn tinh thần, gặp các vấn đề về thị lực, cơ thể bị thoái hóa... nguy hiểm tương tự người nghiện heroin.
 

Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận nghiện Internet là một tình trạng lâm sàng. Hàng trăm trại đặc biệt đã được mở ra trên cả nước, để giúp những người trẻ cai nghiện Internet. 

Năm 2011, một người đàn ông Trung Quốc đã chết sau khi chơi game online trong ba ngày liên tiếp. Năm ngoái, một thanh niên 24 tuổi bị suy sụp và chết bên trong quán cà phê Internet ở Thượng Hải sau khi chơi game suốt 19 giờ liên tục. 

benh-nhan-trong-trai-cai-nghien-internet-khac-nghiet-o-trung-quoc

Học viên phải thực hiện quy định nghiêm ngặt như quân đội, được trị liệu và sử dụng thuốc theo quy định. Ảnh: Pannos.

Không thể tự mình kéo con thoát ra khỏi sức hút của Internet, các bậc cha mẹ Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền để ghi tên con mình trong danh sách trung tâm cai nghiện. Giám đốc điều hành trại trung tâm cai nghiện Internet Đại Hưng ở Bắc Kinh, bác sĩ Tao Ran, cho biết, trung tâm tiếp nhận cai nghiện Internet vào năm 2008. Tại đây, ông có trách nhiệm như một cai ngục và có nhiều nhiệm vụ khác nhau. "Tôi phải chăm sóc học viên như người trông trẻ, phải giáo dục họ như một thầy giáo và đối xử với họ như thể tôi là một bác sĩ tâm thần", ông Ran nói.

Ông bà Jeng, người đã buộc phải đưa con trai Lin vào trung tâm cai nghiện, cho biết đứa con duy nhất của họ đã trở nên quá say mê chơi game, cậu dành 13-14 giờ mỗi ngày trên Internet. "Nó ngủ rất ít, giam mình trong căn phòng suốt 6 tháng với cái máy tính, nó thậm chí không bao giờ nhìn thấy ánh nắng mặt trời. Khi bị đưa đến trại, nó phản ứng rất dữ dội", người mẹ nói.

Ông Ran thừa nhận rằng, những phản ứng của Lin khi về đến trại là khá phổ biến. "Đổ lỗi" và "oán hận" là hai cung bậc cảm xúc đầu tiên khi trẻ bị đưa đến trại. Hầu hết, chúng thường oán hạn ba mẹ và ghét bỏ nhân viên trong trại, chúng không hợp tác và tìm cách bỏ đi. Chúng còn những chiêu trò như đổ nước muối vào các thanh sắt cửa cho gỉ, xé tan ga giường để buộc dây trốn thoát... Chính vì vậy, trung tâm có rất nhiều vệ sĩ, đội ngũ bảo vệ, trông coi để không xảy ra tình trạng học viên trốn thoát.

benh-nhan-trong-trai-cai-nghien-internet-khac-nghiet-o-trung-quoc-1

Một học viên tham gia cai nghiện Internet được chụp, quét hình ảnh não để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Ảnh: Supplied.

Đánh giá nghiện Internet thậm chí còn nguy hiểm hơn nghiện ma túy, ông Ran cho biết nhiều người nghiện Internet thường xuyên bỏ bữa, thậm chí nhịn đi vệ sinh cũng như ngừng kết nối với thế giới xung quanh. Nhiều trường hợp tự khóa mình trước màn hình máy tính và không nhìn thấy ánh mặt trời suốt nhiều tháng liền. Ông Ran khẳng định có tới 75% bệnh nhân tuổi từ 13 đến 26 đã được chữa khỏi bệnh tại trung tâm bằng cách dùng thuốc và thực hiện các chế độ rèn luyện như trong quân đội.

Tại đây, các học viên bị tách khỏi tất cả các thiết bị điện tử và buộc phải thực hiện những quy định nghiêm ngặt hệt như trong quân đội, bắt đầu bằng việc tập thể dục vào mỗi 6h30 sáng. Họ phải đứng thẳng, ngẩng cao đầu để cải thiện tư thế. Ngoài tập thể dục bên ngoài, họ tham dự các bài giảng về tâm lý. Họ thường xuyên bị biệt giam và phải uống thuốc chống trầm cảm. 

Theo Lê Nga (VnExpress.net)