Thế giới

Báo Mỹ Covert Shores: 'Poseidon' quét sạch nước Mỹ bằng sóng thần

Mỹ đang tìm biện pháp đáp trả “ngư lôi ngày tận thế”

Đấy là tiêu đề và phụ đề bài phỏng vấn các tướng lĩnh- chuyên gia quân sự Nga nhân một bài báo của trang mạnh hải quân Mỹ Covert Shores về ngư lôi mới “Poseidon” Nga của phóng viên quân sự quen thuộc Andrey Polunhin đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 27/7/2018. Xin giới thiệu lại để bạn đọc tham khảo.

Báo Mỹ Covert Shores: 'Poseidon' quét sạch nước Mỹ bằng sóng thần
Trên ảnh: hệ thống đại dương da năng (dịch nguyên văn- nguyên “Poseidon” (Ảnh: Chụp từ video/ Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga

I. Phần trích dẫn học giả Mỹ của phóng viên Andrey Polunhin

Trang mạng hải quân rất có uy tín của Mỹ là Covert Shores mới đưa tin là Phương Tây đang tìm kiếm (biện pháp và phương tiện-ND) đáp trả “ngày tận thế ngư lôi”- tức đáp trả thiết bị hạt nhân ngầm không người lái Nga “Poseidon”.

Theo thông tin của người sáng lập trang mạng trên là H.I.Sutton, tác giả cuốn sách (tạm dịch) “Các tàu ngầm trên thế giới: Các bờ biển bí mật. Hướng dẫn nhân dạng”(World Submarines: Covert Shores Recognition Guide), thì “Poseidon” Nga- ngư lôi lớn nhất trong tất cả những ngư lôi đã được chế tạo từ trước đến nay trên thế giới- nó có chiều dài 19 m và đường kính gần 2 m.

Học giả H.I.Sutton cũng nhấn mạnh đây là ngư lôi hạt nhân có thể vượt qua bất kỳ đại dương nào và được vận chuyển bằng tàu ngầm chuyên dụng.

Trước đó, đã có thông tin là “Poseidon” mang đầu đạn nhiệt hạch công suất 100 Mt và nó có thể hủy diệt một loạt thành phố ven bờ và sau đó tiếp tục tàn phá phần nội địa bên trong đất nước (đối phương) bằng các đợt sóng thần nhân tạo kèm theo mưa phóng xạ do nó tạo ra.

Bây giờ thì thông tin đã được làm rõ: công suất của đầu tác chiến “Poseidon” chỉ là 2 Mt. Nhưng dù vậy, theo H.I. Sutton thì sức công phá như vậy (“Poseidon”) cũng đã quá đủ để tàn phá các thành phố lớn và gây ra “sóng thần hạt nhân”.

Theo H.I. Sutton, đầu tác chiến của “Poseidon” đủ sức “giải quyết” bất kỳ một cụm tàu sân bay tấn công nào của Hải quân Mỹ.

“Poseidon” có thể tăng tốc tới 70 hải lý/h. Tốc độ này lớn hơn tốc độ của các tàu ngầm và các ngư lôi chống hạm Mỹ.

Loại vũ khí này (“Poseidon”) di chuyển ở độ sâu đến 3.280 ft (1.000 m)- và như vậy cũng đã vượt xa khả năng của các tàu ngầm Mỹ.

Ngày 8/12/2016, Tình báo Mỹ công khai thông báo là Nga đã thử nghiệm thực tế thiết bị ngầm không người lái động cơ hạt nhân phóng từ chiếc tàu ngầm “Sarov” ngày 27/11/2016.

Còn vào ngày 1/3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Thông điệp Liên bang của mình đã chính thức khẳng định sự tồn tại của loại vũ khí này.

Nhà lãnh đạo Nga (V.Putin) cho biết: “Nước Nga đã hoàn tất công tác chế tạo thiết bị ngầm không người lái có thế cơ động ở độ sâu lớn và ở cự ly xuyên lục địa với tốc độ vượt gấp nhiều lần tốc độ các tàu ngầm, các ngư lôi hiện đại nhất và tất cả các kiểu tàu nổi hiện có (trên thế giới)”.

Cũng vào tháng 3/2018, Lầu Năm Góc đã chính thức đưa “Status-6” (tức “Poseidon”) vào danh sách Bộ ba hạt nhân Nga trong Bản báo cáo về các mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ mang tên “Nuclear Posture Review”.

Còn bây giờ- vấn đề quan trọng nhất: Phương Tây sẽ chuẩn bị những gì để đối phó với “Poseidon” Nga?

Theo các số liệu của Covert Shores, việc phát hiện thiết bị ngầm không người lái Nga có thể được thực hiện nhờ các tàu ngầm không người lái ACTUV (Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmanned Vessel).

ACTUV- đấy là dự án tổ hợp không người lái hiện đại của Mỹ có chức năng phát hiện và bám các tàu ngầm của đối phương. Công tác thiết kế tàu ngày được thực hiện theo đơn đặt hàng của Cơ quan khoa học quốc phòng Mỹ DAPRA.

Để phát hiện tàu ngầm, ACTUV sẽ sử dụng chế độ định vị tiếng vọng chủ động. Theo các thông tin có được thì những tàu này sẽ không được trang bị vũ khí và chỉ giải quyết các nhiệm vụ trinh sát. Nhưng trong tương lại, dự án hoàn toàn có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Vẫn theo Covert Shores thì một phương pháp khác để phát hiện “Poseidon” là sử dụng mạng các cảm biến ngầm, trong đó có các phao thủy âm.

Theo các tác giả bài báo (của Covert Shores) thì những thiết bị (phao) thủy âm này có thể được thả xuống biển từ các máy bay tuần tiễu chống ngầm Boeing P-8 Poseidon.

Nhưng quả thực, còn một câu hỏi để ngỏ: cho dù có phát hiện được ngư lôi (Nga) thì sẽ làm thế nào để tiêu diệt được nó – khi mà “Poseidon” đang cơ động ở độ sâu 1.000 m vói tốc độ 130 km/h?

II.Nhận định của tướng lĩnh- chuyên gia quân sự Nga.

1/ Cựu Tư lệnh Bộ đội Bờ và Lính thủy đánh bộ Hạm đội Biển Đen Hải quân Liên Xô và Nga (1986-1995,) Thiếu tướng Vladimir Romanhenko:

- Tôi xin nói rõ rằng đấy không phải là ngư lôi, mà là thiết bị ngầm không người lái.

Nó tạo ra tiếng ồn đến mức độ nào, và có thể “bắt được” nó bằng các phao thủy âm hay không- không một ai biết, trừ những người thiết kế ra nó.

“SP”: — Người Mỹ có thể chế tạo ra hệ thống đánh chặn “Poseidon” được không?

- Cho đến thời điểm hiện tại thì chưa tồn tại phương pháp nào có thể đối phó với thiết bị (ngầm) này của Nga. Thậm chí người Mỹ cũng chưa có những tính toán lý thuyết về việc làm thế nào để đánh chặn nó.

Dù người Mỹ có muốn tỏ ra mình “rắn” đến đâu thì vào thời điểm hiện tại vũ khí ngầm mới của Nga cũng đang hủy hoại uy tín của toàn bộ khối sức mạnh quân sự biển (hải quân) khổng lồ của Mỹ.

Tàu sân bay Mỹ mới nhất Gerald R. Ford (CVN 78), mới được chuyển giao cho Hải quân Mỹ mùa hè năm 2017, có giá $ 12,9 tỷ.

Nếu như cộng thêm vào đây giá của một tàu tuần dương, ít nhất 2 tàu khu trục hoặc khinh hạm- tức những tàu nằm trong thành phần của một cụm tàu sân bay tấn công, tổng trị giá sẽ lớn hơn nhiều. Người Mỹ có 10 cụm tàu như vậy.

Thế mà bây giờ thì những loại vũ khí này giá hàng chục tỷ đôla đã trở thành vô nghĩa.

Xin bổ sung thêm một ý là nếu như bây giờ các tổ hợp tên lửa bờ Nga được trang bị tên lửa “Calibr”- như những tên lửa mà các tàu của Phân hạm đội Caspien đã phóng vào các mục tiêu của phiến quân tại Syria, thì đã không một tàu sân bay nào của Mỹ có thể vào đến khu vực cách bờ biển Nga ở cự ly <2.500 km.

Nhưng bây giờ lại có “Poseidon”- loại vũ khí trên thực tế gần như đã sẵn sàng được đưa vào trực chiến thì việc “giải quyết vấn đề tàu sân bay Mỹ” đã thay đổi một cách cơ bản.

Và xin nhớ cho rằng: “Poseidon” đã được triển khai thiết kế từ thời Xô Viết “muộn” (khi Liên Xô sắp tan rã), và để biến những ý tưởng thành hiện thực (nguyên văn “biến dự án thành kim loại”) đã cần mất nhiều thời gian.

Điều đó có nghĩa là có thể nói về tất cả nhưng nhận định của Covert Shores như sau: hỡi các bạn (Mỹ), cờ đang trong tay các bạn (ý muốn nói các bạn muốn làm gì thì làm). Còn chúng tôi (Nga) vẫn bình tĩnh tiếp tục phát triển các loại vũ khí tấn công và phòng thủ của mình.

2/ Chuyên gia quân sự, Đại tá Viktor Litovkin

Những tuyên bố cho rằng có thể phát hiện được “Poseidon”- đó chỉ là “mong muốn” của người Mỹ muốn chứng minh rằng nước Mỹ luôn cứng rắn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Và rằng nước Mỹ luôn luôn bảo vệ các công dân của mình, và rằng nước Mỹ - đó là một thành phố tỏa sáng trên đồi cao. Nhưng trên thực tế, phương pháp duy nhất để tránh đòn tấn công của các tên lửa ngầm Nga- đó là đừng bao giờ tấn công Nước Nga.

Không thể nói chắc chắn được là người Mỹ cần bao nhiêu thời gian để chế tạo hệ thống đánh chặn “Poseidon” Nga.

Hoàn toàn không hiểu là làm cách nào để đánh chặn một ngư lôi đang cơ động ở độ sâu 1.000 m, và sau một khoảng thời gian nào đấy- lại ở độ sâu 50 m, và tiếp cận mục tiêu không biết từ hướng nào.

Bây giờ phải làm sao, rải các phao thủy âm trên toàn bộ bề mặt các đại dương ư?

Theo quan điểm của tôi, việc bố trí tạo lập một hệ thống đánh chặn “Poseidon”- cũng tương tự như thiết kế thêm một hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) nữa .

Có nghĩa là thiết lập thêm một hệ thống – một kiểu hệ thống trên thực tế đã trở thành một tôn giáo đối với các giới tinh hoa quân sự- chính trị Mỹ, nhưng hiệu quả của nó thì vô cùng đáng ngờ.

Theo Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (Đất Việt)