Thế giới

Anh đối mặt làn sóng khủng bố mới sau thảm sát Manchester

Các quan ngại về một làn sóng tấn công khủng bố mới đang nổi lên ở Anh sau vụ thảm sát Manchester khiến 22 người thiệt mạng tuần trước.

Các quan ngại về một làn sóng tấn công khủng bố mới đang nổi lên ở Anh sau vụ thảm sát Manchester khiến 22 người thiệt mạng tuần trước.

anh doi mat lan song khung bo moi sau tham sat manchester hinh anh 1

Các chuyên gia an ninh đồng ý với tuyên bố rằng, những thành phố Libya như Tripoli là nơi sản sinh các sát thủ Hồi giáo cực đoan muốn thực hiện các cuộc tấn công khủng bố vào đất Anh.

Một tuần sau khi kẻ đánh bom liều chết Salman Abedi, người Anh gốc Libya tấn công sân vận động Manchester Arena, giết hại 22 người vô tội, nước Anh giờ đây lao đao trước mối đe dọa về một làn sóng tấn công khủng bố mới từ các chiến binh gốc Libya.  

Cảnh báo mới mâu thuẫn với nguồn tin an ninh thông thường cho rằng, mối đe dọa Nhà nước Hồi giáo tự xưng chủ yếu đến từ các chiến binh trở về Anh từ khu vực chiến tranh Syria.  

Khaled al-Megrahi, 32 tuổi, được sinh ra tại Libya, có cha là Abdelbaset al-Megrahi, người bị kết tội giết hại 270 người trong vụ đánh bom chuyến bay 103 của Pan Am năm 1988 nói rằng, Libya chính là nơi sản sinh và nuôi dưỡng những kẻ khủng bố cực đoan. 

Các chiến binh cực đoan giết hại lẫn nhau ở đây và sau đó, tìm cách đến các thành phố ở phương Tây. Theo Khaled al-Megrahi, các băng nhóm phiến quân tràn lan ở Libya sau khi các lực lượng quốc tế rút khỏi nước này khi đã tiêu diệt được Đại tá Gaddafi.  

anh doi mat lan song khung bo moi sau tham sat manchester hinh anh 2

Chân dung kẻ đánh bom liều chết Salman Abedi, 22 tuổi  tấn công sân vận động Manchester Arena tuần trước

"Hôm nay là Manchester, nhưng ngày mai sẽ là một nơi khác. Các người đã biến Libya trở nên như thế này. Các người sẽ thấy rất nhiều khủng bố từ Anh và từ khắp mọi nơi. Các chiến binh giết lẫn nhau ở đây (Libya) và sau đó đến từng thành phố ở phương Tây - vốn chỉ cách Libya một đại dương", al-Megrahi tuyên bố.  Anh là một phần trong các lực lượng quốc tế từng can thiệp quân sự vào Syria 6 năm trước để chống lại Đại tá Gaddafi.

Những cảnh báo của al-Megrahi nhận được sự đồng tình của Giáo sư Anthony Glees, Giám đốc Trung tâm An ninh và Nghiên cứu Tình báo tại Đại học Buckingham.

"Điều đó hoàn toàn đáng tin cậy. Chúng tôi đã không nhận ra rằng lấp chỗ trống thay cho Đại tá Gaddafi là những phần tử Hồi giáo cực đoan. Bất cứ ai từng tới đó hoặc các nước Trung Đông khác - giờ đây đều phải bị xem xét là đáng ngờ", ông Anthony tuyên bố.

Giáo sư Paul Rogers, một chuyên gia Trung Đông tại Đại học Bradford cũng nhận định: "Đó là một mớ hỗn độn khủng khiếp (Libya). Điều đó khiến cho một nhóm tàn bạo như IS có thể hiện diện ở đó rất dễ dàng ".

Một cựu ngoại giao cao cấp giấu tên của Anh thì thừa nhận: "Chúng tôi đã tự mãn. MI5 và MI6 đã chỉ tập trung vào những kẻ trở về từ Syria. Họ không bao giờ nghĩ đến Libya và điều đó sẽ phải thay đổi".

Theo Phương Đăng (Dân Việt)