Tâm sự

Chê cười mẹ chồng già còn cặp kè, đến lúc ông hàng xóm mất tôi mới ngớ người xấu hổ vì suy nghĩ nông cạn

Tôi đứng chết trân ở cửa phòng không dám thắc mắc về sự thật mới được tiết lộ.

Tôi làm dâu nhưng không phải sống chung với bố mẹ chồng. Không may, khi chúng tôi cưới được 5 năm thì bố chồng tôi qua đời. Mẹ chồng tôi ốm yếu khiến chồng tôi lo lắng và bàn chuyện đón bà lên ở cùng.

Ở cùng chúng tôi, bà không khỏe lên mà càng ốm nặng hơn. Bà gọi con trai đến bên giường bệnh vừa khóc vừa năn nỉ được về quê. Thương mẹ, chồng tôi quyết định cả nhà về quê sống. Tôi khó chịu nhưng vẫn phải đồng ý về quê theo chồng, đi làm cách trung tâm thành phố 30km. Chồng tôi bán nhà đi, mua thêm một chiếc xe ô tô để vợ chồng tôi di chuyển.

Về nhà, có mảnh vườn rộng rãi, mẹ chồng tôi nuôi gà, trồng rau và chuyện trò cùng hàng xóm, láng giềng. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì bà khỏe hẳn ra.

Bỗng một hôm tôi thấy bà cười tủm tỉm với ông cụ hàng xóm, rồi bà về mang chục trứng gà qua nhà ông. Để ý dần, tôi hay gặp bà lén mang rau, mang trứng, mang quà bánh sang thăm ông ấy. Tôi nghĩ thầm: "Bà bảo không sống được ở thành phố vì bí bách, hóa ra là vì bà nhớ ông hàng xóm đấy chứ! Bà già rồi còn cặp kè thế mà không thấy ngại với con cháu".

Tôi không nói gì với chồng mà cố tình dè bỉu mỗi khi bà sang thăm ông hàng xóm. Bà ngại ngùng tôi càng lấn tới: "Tiền chúng con biếu mẹ để bồi bổ, mẹ đừng có cái gì cũng mang cho ông Lân nhé. Ông ấy có con cái ông ấy tự lo. Mẹ đừng sang nhiều kẻo hàng xóm chê cười". Bà chỉ cười lặng lẽ mà không giải thích gì.

Hôm vừa rồi vợ chồng tôi cãi nhau. Tôi bực dọc suốt chặng đường về nhà. Tối về thấy bà để mâm cơm lạnh ngắt, hỏi con gái thì nó bảo bà mà đi thăm ông hàng xóm ốm, tôi bực mình nói luôn: "Già rồi còn ham chuyện vợ chồng hay sao mà giờ này bà còn sang thăm ông Lân. Anh không nói mẹ anh đi rồi xấu hổ với thiên hạ".

Chê cười mẹ chồng già còn cặp kè, đến lúc ông hàng xóm mất tôi mới ngớ người xấu hổ vì suy nghĩ nông cạn
Uất nghẹn, tôi khóc lóc ầm ĩ rồi cả tuần không nói chuyện với chồng.(Ảnh minh họa)

Chồng tôi cho tôi một cái tát đau điếng mắng tôi hỗn hào. Uất nghẹn, tôi khóc lóc ầm ĩ rồi cả tuần không nói chuyện với chồng. Không khí trong nhà nặng nề. Bữa cơm bà cũng mang lên phòng ăn riêng. Tôi đoán con gái lại mách bà chuyện vợ chồng tôi to tiếng.

Một tuần sau, ông Lân mất. Khi chúng tôi đi làm về thì thấy xã đến lo tang ma. Lúc này tôi mới biết ông ấy không có con cái. Tôi lên tầng hai thì nghe tiếng khóc thổn thức. Hóa ra đằng sau cánh cửa khép hờ, mẹ chồng tôi đang ôm một tấm ảnh cũ và khóc, người run rẩy.

Lúc này chồng tôi mới kéo mẹ vào lòng mà ôm lấy mẹ. Chồng tôi cũng khóc theo mẹ: "Mẹ ơi, bố đi rồi. Mẹ có muốn sang tiễn bố không? Con đưa mẹ sang nhé". Nhưng bà lắc đầu: "Không được đâu con, còn hàng xóm nhìn vào. Mẹ lấy bố con rồi, không thờ hai chồng được con ạ". Tôi đứng chết trân ở cửa phòng không dám thắc mắc về sự thật mới được tiết lộ.

Chê cười mẹ chồng già còn cặp kè, đến lúc ông hàng xóm mất tôi mới ngớ người xấu hổ vì suy nghĩ nông cạn - 1
Tôi rơi nước mắt vì xấu hổ. (Ảnh minh họa)

Lúc này chồng tôi mới kể: "Ông Lân là bố đẻ của anh. Năm xưa, ông ấy gặp mẹ khi mẹ lên thành phố làm thuê. Ông Lân yêu mẹ và làm mẹ có bầu nhưng vì ông bị điều động đi công tác gấp nên không biết. Ngày xưa liên lạc khó khăn, mẹ không liên lạc được nên phải lấy bố. Bố biết mẹ có bầu trước thì đối xử tệ cả một đời. Nhưng bố cho anh cái họ cái tên, nên mẹ chịu ơn. Đến khi ông Lân tìm được mẹ, ông ấy mua căn nhà bên cạnh, lặng lẽ dõi theo cuộc sống của mẹ. Chính vì lý do này, anh đã đồng ý bán nhà cho mẹ được về ở gần ông Lân. Dù sao cả hai người cũng được an ủi lúc tuổi già".

Tôi rơi nước mắt vì xấu hổ. Vì sự ích kỷ và nhỏ nhen của mình, tôi chỉ để ý đến cảm xúc khó chịu khi phải về sống cùng mẹ mà không biết, cuộc đời bà nhiều đau thương như thế. Tôi còn nói giọng dè bỉu khi bà chăm sóc ông Lân thì hàng xóm còn cay nghiệt hơn nhiều. Tôi có nên khuyên mẹ tôi để tang ông? Tôi có nên động viên chồng tôi nhận cha và thờ cúng ông Lân không? Tôi ân hận quá.

Theo T.V (Helino)